1.Track 1: Lăng kính xanh
1. 350.org đến với Nhà may mắn
Dự án “Môi trường xanh” của nhóm 350.org vừa chính thức khởi động với nhiều hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường thực hiện tại Nhà may mắn - Maison Chance (Q.Bình Tân, TP.HCM) sáng ngày 15-6.
Trong ngày ra mắt, các tình nguyện viên của 350.org đã tổ chức gian hàng giới thiệu sản phẩm tái chế, cung cấp thông tin và cách thức bảo vệ môi trường cho các thành viên trong Nhà may mắn là các trẻ em kém may mắn và người khuyết tật không nơi nương tựa.
Tham gia dự án còn có hoa hậu tài năng 2010 Bích Trâm, hoa hậu du lịch Ngọc Diễm, ca sĩ Võ Trọng Phúc, ca sĩ Thùy Hoàng Diễm đã biểu diễn văn nghệ, chia sẻ về các thông điệp và cách thức bảo vệ môi trường.
Chương trình do Ban điều phối phong trào toàn cầu về biến đổi khí hậu 350.org tại Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức phi chính phủ Nhà may mắn - Maison Chance tổ chức.
2. Lễ phong danh Đại sứ môi trường Bayer 2012
Sáng ngày 15-6, chương trình “Đại sứ môi trường Bayer Việt Nam” vừa phong danh hiệu Đại sứ môi trường Bayer 2012 cho 8 sinh viên có dự án bảo vệ môi trường mang tính khả thi xuất sắc nhất.
Trong lần thứ 7, chương trình “Đại sứ môi trường Bayer” tổ chức tại Việt Nam đã thu hút 90 dự án môi trường của sinh viên 65 trường đại học và cao đẳng tham gia.
8 đại sứ môi trường Bayer Việt Nam năm nay đều là các sinh viên của TP.HCM, gồm: Nguyễn Minh Tài (ĐH Ngoại ngữ - tin học TP.HCM), Phan Khương (Học viện Hành chính quốc gia TP.HCM), Trần Thị Hà Châu (ĐH Sài Gòn), Trương Thành Phát (ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) và 5 sinh viên ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM (Đặng Huỳnh Mai Anh, Mai Trần Hạnh Nguyên, Nguyễn Ngọc Huyền Mỹ, Nguyễn Thanh Tường Vy).
Năm nay các dự án bảo vệ môi trường được chọn có tính khả thi rất cao và hướng đến nhiều đối tượng như trẻ em, học sinh, sinh viên, người nội trợ… Các tân đại sứ sẽ triển khai dự án trong thực tế trong 2 tháng, trước khi báo cáo kết quả thực hiện dự án tại hội trại sinh thái (dự kiến vào cuối tháng 8-2012).
Chương trình “Đại sứ môi trường Bayer" là hợp tác quốc tế của Tập đoàn Bayer và Ủy ban Môi trường thuộc Liên Hiệp Quốc. Tại Việt Nam, chương trình do Bộ Giáo dục - đào tạo, Hội Sinh viên TP.HCM, Trung tâm Phát triển hợp tác quốc tế thanh niên và Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM phối hợp tổ chức.
3. Máy bay không người lái chống săn trộm
Các nhà bảo tồn ở Nepal đang dùng máy bay không người lái để cứu loài tê giác và hổ ở nước này trước bàn tay của bọn săn trộm. Bước đầu biện pháp này cho thấy có hiệu quả.
Theo Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) Nepel, họ đã thử thành công hai “máy bay bảo tồn” không người lái vào đầu tháng này tại công viên quốc gia Chitwan (vùng đồng bằng phía nam Nepal), nơi sinh sống của tê giác và hổ, hai loài hiện có tên trong sách đỏ các loài cần được bảo vệ.
Đây là lần đầu tiên máy bay không người lái được sử dụng để theo dõi bọn săn trộm ở Nepal. Các máy bay này sẽ giám sát các con vật và bọn săn trộm thông qua camera và hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
WWF Nepel cho biết “máy bay bảo tồn” có sải cánh 2m và tầm bay 25km, có thể bay trên không trong 45 phút và ở độ cao hơn 200m.
Hàng ngàn con hổ và tê giác một sừng lớn, còn được gọi là tê giác Ấn Độ, từng hiện diện tại Nepal và miền bắc Ấn Độ, tuy nhiên số lượng hai loài này bị giảm nhanh trong vòng một thế kỷ qua do nạn săn trộm và bị con người xâm lấn môi trường sống.
Tê giác bị giết để lấy sừng, mà nhiều người ở Trung Quốc và Đông Nam Á cho là có thể chữa nhiều bệnh, trong khi hổ bị giết để lấy da, thịt và xương.
2.Track 2: Kết nối xanhDự án “Môi trường xanh” của nhóm 350.org vừa chính thức khởi động với nhiều hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường thực hiện tại Nhà may mắn - Maison Chance (Q.Bình Tân, TP.HCM) sáng ngày 15-6.
Trong ngày ra mắt, các tình nguyện viên của 350.org đã tổ chức gian hàng giới thiệu sản phẩm tái chế, cung cấp thông tin và cách thức bảo vệ môi trường cho các thành viên trong Nhà may mắn là các trẻ em kém may mắn và người khuyết tật không nơi nương tựa.
Tham gia dự án còn có hoa hậu tài năng 2010 Bích Trâm, hoa hậu du lịch Ngọc Diễm, ca sĩ Võ Trọng Phúc, ca sĩ Thùy Hoàng Diễm đã biểu diễn văn nghệ, chia sẻ về các thông điệp và cách thức bảo vệ môi trường.
Chương trình do Ban điều phối phong trào toàn cầu về biến đổi khí hậu 350.org tại Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức phi chính phủ Nhà may mắn - Maison Chance tổ chức.
2. Lễ phong danh Đại sứ môi trường Bayer 2012
Sáng ngày 15-6, chương trình “Đại sứ môi trường Bayer Việt Nam” vừa phong danh hiệu Đại sứ môi trường Bayer 2012 cho 8 sinh viên có dự án bảo vệ môi trường mang tính khả thi xuất sắc nhất.
Trong lần thứ 7, chương trình “Đại sứ môi trường Bayer” tổ chức tại Việt Nam đã thu hút 90 dự án môi trường của sinh viên 65 trường đại học và cao đẳng tham gia.
8 đại sứ môi trường Bayer Việt Nam năm nay đều là các sinh viên của TP.HCM, gồm: Nguyễn Minh Tài (ĐH Ngoại ngữ - tin học TP.HCM), Phan Khương (Học viện Hành chính quốc gia TP.HCM), Trần Thị Hà Châu (ĐH Sài Gòn), Trương Thành Phát (ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) và 5 sinh viên ĐH Ngoại thương cơ sở 2 TP.HCM (Đặng Huỳnh Mai Anh, Mai Trần Hạnh Nguyên, Nguyễn Ngọc Huyền Mỹ, Nguyễn Thanh Tường Vy).
Năm nay các dự án bảo vệ môi trường được chọn có tính khả thi rất cao và hướng đến nhiều đối tượng như trẻ em, học sinh, sinh viên, người nội trợ… Các tân đại sứ sẽ triển khai dự án trong thực tế trong 2 tháng, trước khi báo cáo kết quả thực hiện dự án tại hội trại sinh thái (dự kiến vào cuối tháng 8-2012).
Chương trình “Đại sứ môi trường Bayer" là hợp tác quốc tế của Tập đoàn Bayer và Ủy ban Môi trường thuộc Liên Hiệp Quốc. Tại Việt Nam, chương trình do Bộ Giáo dục - đào tạo, Hội Sinh viên TP.HCM, Trung tâm Phát triển hợp tác quốc tế thanh niên và Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM phối hợp tổ chức.
3. Máy bay không người lái chống săn trộm
Các nhà bảo tồn ở Nepal đang dùng máy bay không người lái để cứu loài tê giác và hổ ở nước này trước bàn tay của bọn săn trộm. Bước đầu biện pháp này cho thấy có hiệu quả.
Theo Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) Nepel, họ đã thử thành công hai “máy bay bảo tồn” không người lái vào đầu tháng này tại công viên quốc gia Chitwan (vùng đồng bằng phía nam Nepal), nơi sinh sống của tê giác và hổ, hai loài hiện có tên trong sách đỏ các loài cần được bảo vệ.
Đây là lần đầu tiên máy bay không người lái được sử dụng để theo dõi bọn săn trộm ở Nepal. Các máy bay này sẽ giám sát các con vật và bọn săn trộm thông qua camera và hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
WWF Nepel cho biết “máy bay bảo tồn” có sải cánh 2m và tầm bay 25km, có thể bay trên không trong 45 phút và ở độ cao hơn 200m.
Hàng ngàn con hổ và tê giác một sừng lớn, còn được gọi là tê giác Ấn Độ, từng hiện diện tại Nepal và miền bắc Ấn Độ, tuy nhiên số lượng hai loài này bị giảm nhanh trong vòng một thế kỷ qua do nạn săn trộm và bị con người xâm lấn môi trường sống.
Tê giác bị giết để lấy sừng, mà nhiều người ở Trung Quốc và Đông Nam Á cho là có thể chữa nhiều bệnh, trong khi hổ bị giết để lấy da, thịt và xương.
Vừa đi xe đạp vừa ngắm phong cảnh là một cách giải tỏa stress hiệu quả của tớ. Thực tế khoa học cũng chứng minh đi xe đạp có rất nhiều tác dụng. Ví dụ như có thể tăng cường sức mạng của hệ xương. Vì những bộ phận của cơ thể được hỗ trợ với nhau bằng cơ bắp, gân và dây chằng. Việc đi xe đạp thường xuyên có thể ảnh hưởng tích cực đến mật độ xương, giúp bảo vệ, tăng sức mạnh của hệ xương.
Xe đạp cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Những nghiên cứu cho thấy hoạt động vừa phải như đi xe đạp thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để sống khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, đi xe đạp cũng cũng giúp tăng cường hoạt động chống lại các tế bào khối u, giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến u bướu.
Trên cơ thể chúng mình có tới hàng trăm cơ bắp. Tuy nhiên để duy trì thể lực và sức khỏe của chúng, chúng mình phải vận động thường xuyên. Nếu như một tuần bạn không hoạt động sẽ làm giảm 50% sức mạnh của hệ thống cơ bắp và có thể làm cơ bắp yếu ớt lâu dài. Thậm chí gây lão hóa cơ bắp, khiến các cơ bị co lại. Thế nhưng nếu bạn kết thân với xe đạp, trong thời gian đi xe đạp, hầu hết các cơ bắp của cơ thể sẽ được kích hoạt như phần bụng, vai, cánh tay, bắp chân… Điều này khiến hệ thống cơ bắp được tăng cường mạnh mẽ hơn và hoạt động hiệu quả hơn.
Những bạn nào muốn giảm cân hãy thường xuyên đi xe đạp. Đi xe đạp có thể giúp đốt cháy các chất béo dự trữ và làm thay đổi sự cân bằng cholesterol trong cơ thể. Chưa hết đâu nha, đi xe đạp có thể ảnh hưởng tích cực đến việc kiểm soát trọng lượng cơ thể để vóc dáng trở nên thon gọn và khỏe khoắn hơn. Ngoài ra, làn da của bạn cũng được hưởng lợi và trở nên hồng hào hơn do quá trình trao đổi chất được kích thích.
3.Track 3: Hành động xanhXe đạp cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Những nghiên cứu cho thấy hoạt động vừa phải như đi xe đạp thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để sống khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, đi xe đạp cũng cũng giúp tăng cường hoạt động chống lại các tế bào khối u, giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến u bướu.
Trên cơ thể chúng mình có tới hàng trăm cơ bắp. Tuy nhiên để duy trì thể lực và sức khỏe của chúng, chúng mình phải vận động thường xuyên. Nếu như một tuần bạn không hoạt động sẽ làm giảm 50% sức mạnh của hệ thống cơ bắp và có thể làm cơ bắp yếu ớt lâu dài. Thậm chí gây lão hóa cơ bắp, khiến các cơ bị co lại. Thế nhưng nếu bạn kết thân với xe đạp, trong thời gian đi xe đạp, hầu hết các cơ bắp của cơ thể sẽ được kích hoạt như phần bụng, vai, cánh tay, bắp chân… Điều này khiến hệ thống cơ bắp được tăng cường mạnh mẽ hơn và hoạt động hiệu quả hơn.
Những bạn nào muốn giảm cân hãy thường xuyên đi xe đạp. Đi xe đạp có thể giúp đốt cháy các chất béo dự trữ và làm thay đổi sự cân bằng cholesterol trong cơ thể. Chưa hết đâu nha, đi xe đạp có thể ảnh hưởng tích cực đến việc kiểm soát trọng lượng cơ thể để vóc dáng trở nên thon gọn và khỏe khoắn hơn. Ngoài ra, làn da của bạn cũng được hưởng lợi và trở nên hồng hào hơn do quá trình trao đổi chất được kích thích.
Chiến dịch “World Nake Bike Ride” (Tạm dịch: diễu hành xe đạp khỏa thân toàn thế giới) được tổ chức hàng năm và có hơn 70 thành phố trên 20 quốc gia như Canada, Hy Lạp, Nhật, Tây Ban Nha, Anh, Nga…. tham dự, trong đó người tham gia diễu hành bằng xe đạp có thể mặc quần áo hoặc hoàn toàn khỏa thân như một dạng biểu tình chống khói bụi ô nhiễm và việc lệ thuộc vào dầu lửa.
Ý tưởng này được hình thành năm 2003 và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ trên phạm vi toàn thế giới. Năm 2004 là năm đầu tiên diễn ra sự kiện này. Với những người tham dự từ khắp nơi trên thế giới, họ cho rằng bằng cách vứt bỏ quần áo và không xấu hổ khi khỏa thân đạp xe, họ đang biểu tình và phản đối một những người đang lái ô tô – thứ phương tiện đang chiếm hết không gian của xe đạp và các phương tiện giao thông công cộng khác. Họ cũng tin rằng việc thu hút sự chú ý của dư luận và việc nhận được những nụ cười của mọi người chính là thành công của sự kiện. Bởi nụ cười là cách tuyệt vời nhất để kết nối và chia sẻ ý tưởng theo một cách thức thoải mái và không ép buộc.
Ý tưởng này được hình thành năm 2003 và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ trên phạm vi toàn thế giới. Năm 2004 là năm đầu tiên diễn ra sự kiện này. Với những người tham dự từ khắp nơi trên thế giới, họ cho rằng bằng cách vứt bỏ quần áo và không xấu hổ khi khỏa thân đạp xe, họ đang biểu tình và phản đối một những người đang lái ô tô – thứ phương tiện đang chiếm hết không gian của xe đạp và các phương tiện giao thông công cộng khác. Họ cũng tin rằng việc thu hút sự chú ý của dư luận và việc nhận được những nụ cười của mọi người chính là thành công của sự kiện. Bởi nụ cười là cách tuyệt vời nhất để kết nối và chia sẻ ý tưởng theo một cách thức thoải mái và không ép buộc.
Trả lời