Ngày Hành động toàn cầu 05 tháng Năm mà Sự kiện quốc gia sẽ diễn ra tại TP.HCM với các hoạt động tương tác để người tham dự có thể cảm nhận được BĐKH một cách trực quan nhất, sẽ sử dụng các loại hình nghệ thuật đương đại để tác động một cách mạnh mẽ tới nhận thức người tham dự. Tất cả các bức ảnh tham dự cuộc thi ảnh cũng sẽ được ghép lại thành một điểm tròn (Dot) có kích thước kỷ lục để đại diện cho Việt Nam trong chiến dịch Điểm Nối Điểm toàn cầu.
Tại các tỉnh thành khác trong cả nước, các hoạt động sẽ xoay quanh việc nâng cao nhận thức về BĐKH, giúp người dân các kỹ năng tự cứu mình trong thiên tai, và trợ giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng. Hàng chục “điểm tròn” dự kiến sẽ được tạo ra tại những tỉnh thành tham gia, với những hình thức sáng tạo nhất để thể hiện thông điệp về BĐKH: một chồng gạch vữa vỡ vụn từ một ngôi nhà đã sụp đổ vì bão tố, xâm thực, sạt lở, một vòng tròn người cầm xô rỗng bao quanh một cái giếng cạn nước, điểm tròn từ một đám đông rất nhiều người tham dự một buổi thuyết trình về BĐKH..
Ban điều phối phong trào 350.org tại Việt Nam đã xây dựng một kế hoạch hành động nhằm nêu bật những tác động của BĐKH trong nước, hỗ trợ các cộng đồng trực tiếp bị ảnh hưởng, đồng thời gửi thông điệp của người dân Việt nam tới cộng đồng quốc tế. Chiến dịch năm nay sẽ tiếp tục sử dụng những thế mạnh cuả phong trào 350.org: mạng lưới hơn 5,000 TNV tại hầu hết các tỉnh thành, các dự án mang tính thực tế cao và hướng tới giải pháp, và các hoạt động truyền thông sáng tạo để chiến dịch có thể nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân.
Cuộc thi ảnh "Cùng lên tiếng vì sự sống còn của chúng ta" được phát động ngày 18/04, kêu gọi người dân, nhà báo, gửi về những bức ảnh ghi lại tác động của BĐKH đang trực tiếp ảnh hưởng lên đời sống con người từ khắp các tỉnh thành, cũng như đưa ra các giải pháp. Các tác phẩm đoạt giải sẽ được gửi tới 350 toàn cầu và sẽ được truyền thông trên các kênh thông tin quốc tế.
Clip "Chúng tôi lên tiếng" sẽ ghi lại tiếng nói của người dân thuộc mọi thành phần khác nhau, từ các tỉnh thành trong cả nước, cùng lên tiếng về những hậu quả BĐKH mà họ đang phải gánh chịu, và gửi thông điệp tới các cộng đồng toàn cầu.
Ngày Hành động toàn cầu 05 tháng Năm mà Sự kiện quốc gia sẽ diễn ra tại TP.HCM với các hoạt động tương tác để người tham dự có thể cảm nhận được BĐKH một cách trực quan nhất, sẽ sử dụng các loại hình nghệ thuật đương đại để tác động một cách mạnh mẽ tới nhận thức người tham dự. Tất cả các bức ảnh tham dự cuộc thi ảnh cũng sẽ được ghép lại thành một điểm tròn (Dot) có kích thước kỷ lục để đại diện cho Việt Nam trong chiến dịch Điểm Nối Điểm toàn cầu.
Tại các tỉnh thành khác trong cả nước, các hoạt động sẽ xoay quanh việc nâng cao nhận thức về BĐKH, giúp người dân các kỹ năng tự cứu mình trong thiên tai, và trợ giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng. Hàng chục "điểm tròn” dự kiến sẽ được tạo ra tại những tỉnh thành tham gia, với những hình thức sáng tạo nhất để thể hiện thông điệp về BĐKH: một chồng gạch vữa vỡ vụn từ một ngôi nhà đã sụp đổ vì bão tố, xâm thực, sạt lở, một vòng tròn người cầm xô rỗng bao quanh một cái giếng cạn nước, điểm tròn từ một đám đông rất nhiều người tham dự một buổi thuyết trình về BĐKH..
Năm nay, đại diện cho châu Phi là bà Ikal Angelei (Kenya) - người đã nỗ lực ngăn việc xây đập Gibe 3 trên sông Omo, nguồn cung cấp nước quan trọng cho hàng trăm ngàn ngư dân và nông dân bản địa. Bị tác động bởi các hoạt động không mệt mỏi của Angelei, Ủy ban Di sản thế giới UNESCO đã thông qua một nghị quyết để ngăn chặn việc xây dựng đập và tiến hành điều tra.
Nhà báo Mã Quân - giám đốc Viện Nghiên cứu các sự vụ công cộng và môi trường Trung Quốc, đoạt giải Goldman khu vực châu Á. Ông Mã nổi tiếng với các hoạt động bảo vệ nguồn nước trên các con sông ô nhiễm tại Trung Quốc. Năm 2010, ông Mã vận động chiến dịch “Poison Apple" (tạm dịch là “Trái táo độc”) nhằm lên án các công ty cung ứng của Apple gây ô nhiễm tại Trung Quốc.
Ở khu vực châu Âu, người được trao giải Goldman là Evgenia Chirikova (Nga). Evgenia Chirikova đã dốc sức đấu tranh chống việc phá khu rừng Khimki (ngoại ô phía bắc thủ đô Matxcơva) để xây đường cao tốc kết nối thủ đô Matxcơva và thành phố St Petersburg.
Giành giải Goldman khu vực các quần đảo là nhà hoạt động môi trường Edwin Gariguez (Philippines). Ông Adwin đã vận động người dân chống lại một khu mỏ sản xuất nikel trên quê hương mình. Các mỏ nikel sẽ thải ra hàng triệu tấn chất độc hại, ô nhiễm nguồn nước và phá hủy các khu rừng nhiệt đới.
Với những nỗ lực ngăn chặn các công ty dầu khí đổ xô khai thác tại vùng biển Bắc cực, bà Caroline Cannon (Mỹ) đã được trao giải Goldnam của khu vực Bắc Mỹ, trong khi bà Sofia Gatica (Argentina) giành giải thưởng này ở khu vực Nam và Trung Mỹ. Theo ủy ban giải Goldman 2012, sau cái chết của cô con gái 3 ngày tuổi vì bệnh suy thận, Sofia Gatica đã lên kế hoạch vận động chống lại việc phun hóa chất nông nghiệp đe dọa sức khỏe con người và môi trường. Tỉ lệ ung thư tại nơi bà sống cao gấp 41 lần mức trung bình cả nước. Quê hương bà cũng là nơi có tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và các bệnh thần kinh, hô hấp, dị tật bẩm sinh thuộc loại cao nhất nước.
Trả lời