Người ta nói, yêu tức là cho người khác cái quyền làm tan vỡ trái tim mình, nhưng bản thân ta lại luôn tin tưởng là người đó sẽ không làm như vậy.
Người ta thường nói: “Chưa chắc cứ yêu nhau là đến được với nhau. Cũng chưa chắc rằng cứ bên nhau là sẽ mãi thuộc về nhau… “. Trong tim ai cũng có những kỉ niệm đớn đau cùng hàng ngàn vết xước mãi không thể xóa nhòa, càng không thể diễn tả thành lời. Có người yêu đơn phương một người mãi, có người lại lấy hết can đảm của mình để rồi thất bại. Lại cũng có những người chờ đợi nhau nhưng rồi cuối cùng lạc mất nhau.
Mối tình đầu thường dang dở, người ta vẫn bảo nhau như thế nên dù tình có từng đẹp, sôi nổi và khắc cốt ghi tâm đến mấy cũng chỉ là dư âm, mãi mãi ngân vang nhưng chôn sâu trong đáy lòng, không chạm tay vào được.
Người ta nói, yêu đơn phương là thứ tình yêu ngu ngốc nhất trên thế gian này. Yêu nhưng không thể nói ra, thương nhưng lại phải giấu kín, như thế liệu có thể gọi là tình yêu…? Thầm lặng dõi theo một người từ xa, thầm lặng nhớ nhung, lo lắng cho người ta, rồi lại thầm lặng khóc một mình. Yêu mà phải đau đớn như thế, thì sao phải chọn yêu…?
Người ta hay nói: ”Người có thể làm tổn thương đến ta luôn là người mà ta yêu nhiều nhất. Điều đó không có nghĩa người ta yêu nhiều nhất sẽ là người làm ta hạnh phúc nhất.”
Người ta vẫn nói : “Con gái nên yêu người yêu mình, chứ đừng yêu người mình yêu.” Xét về bản chất, sự thật, đúng là vậy, người yêu bạn sẽ không làm bạn phải tổn thương, bởi đối với họ, bạn là cả một thế giới. Còn người mà bạn yêu, là người khiến bạn rung động, theo đuổi, lại là người chưa chắc đã yêu bạn thật lòng, sẽ không yêu bạn như cách bạn yêu họ.
Người ta nói: “Khi đứng trước người mình thật sự yêu, đầu óc bạn sẽ hoàn toàn trống rỗng”.
Người ta nói, trí nhớ của cá vàng chỉ tồn tại sau 15 giây. Phải chi ta cũng có thể làm như thế, quên một người ta từng cho là cả thế giới. .
Người ta nói chia tay cũng là một cách thể hiện tình yêu. Hy sinh tình yêu của mình để người mình yêu được hạnh phúc cũng là một cách yêu. Tuy có đau khổ nhưng đó là cách để cả hai được hạnh phúc. Vì vậy nếu có thể thì hãy chia tay.
“Người ta nói, cô đơn lâu ngày làm trái tim chai sạn, thấy không đúng chút nào. Cô đơn lâu ngày, làm tim yếu mềm hơn, dễ đập loạn nhịp khi có một cử chỉ ân cần, quan tâm bất chợt. Rồi lại tự dằn vặt mình giữa hai chiều suy nghĩ, có nên để tim thử thổn thức một lần nữa hay không” – (Lưng chừng cô đơn – Nguyễn Ngọc Thạch)
Người ta cứ nói mãi về tình yêu, về hạnh phúc, khổ đau, về tổn thương và trách nhiệm, về hai chữ chung thủy, về những điều người ta chẳng bao giờ ta có thể nhìn thấy, sờ thấy mà chỉ có thể cảm nhận thấy, những thứ không thể nhìn bằng mắt, không thể nghe tận tai, chỉ biết “à, nó xuất phát từ trái tim đấy”, đẹp nhưng mong manh dễ vỡ lắm.
Người ta nói: Chẳng có gì là mãi mãi? Tình yêu à? Đó không phải là nắm tay cùng nhau suốt cả cuộc đời mà nắm tay nhau cùng đi lên phía trước dù chẳng phải sẽ đi cùng nhau đến cuối con đường!
Người ta nói thời gian sẽ trẻ lời tất cả, nhưng thật ra nó không trả lời gì cả, nó chỉ làm ta quên mất câu hỏi thôi.
Một con muỗi tồn tại được một ngày, một bông hoa hồng ba ngày. Một con mèo tồn tại mười ba năm, tình yêu thì ba. Như thế đấy. Trước tiên có một năm say mê, rồi một năm dịu ngọt và cuối cùng là một năm chán phè.
Năm đầu tiên, người ta nói: “Nếu em bỏ anh, anh sẽ TỰ TỬ.”
Năm thứ hai, người ta nói: “Nếu em bỏ anh, anh sẽ đau khổ lắm nhưng sẽ gượng lại được.”
Năm thứ ba, người ta nói: “Nếu em bỏ anh, anh sẽ mở sâm banh ăn mừng.”
Không ai nói trước cho bạn là tình yêu kéo dài ba năm cả. Cái âm mưu yêu đương này dựa trên một bí mật được giữ kín. Người ta làm bạn tin rằng nó còn mãi trong khi, về mặt hóa học mà nói, tình yêu biến mất sau ba năm. Tôi đã đọc được điều này trên một tờ tạp chí dành cho phụ nữ: tình yêu là một cơn kịch phát chốc lát của dopamine, noradré-naline, prolactine, lulibérine và ocytocine. Một phân tử nhỏ, phényléthylamine (PEA), làm cảm giác hoan hỉ, hưng phấn và thỏa mãn xuất hiện. Cú sét ái tình, đó là các nơ ron của hệ Limbic ngập chìm trong PEA. Sự dịu dàng, đó là các endorphine (thứ thuốc phiện của cặp đôi). Xã hội lừa bạn đấy: nó bán cho bạn tình yêu lớn trong khi xét về mặt khoa học mà nói người ta đã chứng minh được rằng các hooc môn này ngừng tác động sau ba năm.
Mặt khác, các số liệu thống kê cũng đã nói rõ lắm rồi: một cơn say mê kéo dài trung bình khoảng 317,5 ngày (tôi tự hỏi chuyện gì xảy ra vào nửa cái ngày cuối cùng ấy …), và, ở Paris, cứ ba cặp vợ chồng thì hai cặp ly dị trong vòng ba năm sau lễ cưới của họ. Trong các báo cáo thường niên về dân số của Liên Hợp Quốc, các chuyên gia dân số học đặt ra vấn đề ly hôn ở cư dân của sáu mươi hai nước kể từ năm 1974. Phần lớn các vụ lý hôn diễn ra trong năm thứ tư của hôn nhân (điều đó có nghĩa là những thủ tục đã bắt đầu từ cuối năm thứ ba). “Ở Phần Lan, ở Nga, ở Ai Cập, ở Nam Phi, hàng trăm triệu đàn ông và phụ nữ là đối tượng nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, họ nói những ngôn ngữ khác nhau, làm những nghề khác nhau, ăn mặc khác hẳn nhau, dùng các loại tiền, cất lên những lời cầu nguyện, sợ hãi những quỷ thần khác hẳn nhau, trong đầu đầy ắp vô số niềm hy vọng và mộng tưởng đa dạng… tất tật đều tới điểm đỉnh của ly hôn ngay sau ba năm chung sống.” Sự tầm thường này chỉ là một nỗi nhục thêm vào mà thôi.
Ba năm! Các số liệu thống kê, sinh hóa học, trường hợp cá nhân của tôi: độ dài của tình yêu luôn giữ y nguyên như vậy. Một sự trùng hợp khiến ta bối rối. Tại sao lại là ba năm chứ không phải hai, hay nốn, hay sáu năm? Theo tôi, điều này xác nhận sự tồn tại của ba giai đonạ mà Stendhal, Barthes, và Barbara Cartland vẫn thường phân biệt: Say Mê – Dịu Ngọt – Chán Phè, chu trình ba đoạn mỗi đoạn dài một năm – một tam giác linh thiêng gợi liên hệ đến điện nhân sinh.
Năm đầu tiên, người ta mua đồ.
Năm thứ hai, người ta chuyển chỗ kê đồ.
Năm thứ ba, người ta chia đồ.
Bài hát của Ferré đã thu tóm tất cả: “Thời gian trôi đi ta không còn yêu nhau nữa.” Bạn là ai mà cả gan đọ sức với những tuyến và các chất dẫn truyền thần kinh lúc nào cũng sẽ bỏ rơi bạn vào đúng thời điểm dự tính không sai lấy một giây? Cực chẳng đã thì người ta có thể bàn luận về chất trữ tình của nhà thờ Ferré, nhưng chống lại các môn khoa học tự nhiên và ngành dân số học, thì thất bại là cầm chắc.
- Tình Yêu Kéo Dài 3 Năm – Frédéric Beigbeder
Nhạc nền:
- Người ta nói – Ancoong
- Love in C Major – Tor Saksit
- Người ta nói – Minh Mon feat Vũ Minh
- Avec le temps – Léo Ferré
Trả lời