1.Track 01: Lăng kính xanh
Rùa khổng lồ trăm tuổi cuối cùng qua đời
Lonesome George, được cho là con cuối cùng của một giống rùa khổng lồ ở quần đảo Galapagos, đã qua đời. Các nhà khoa học ước tính nó sống được 100 năm. Xác của nó có thể sẽ được ướp để bảo tồn.
Theo các quan chức tại công viên quốc gia Galapagos - nơi George sinh sống, họ sẽ tiến hành khám nghiệm để xác định nguyên nhân George qua đời. Họ cũng cho biết xác của nó có thể sẽ được ướp giữ lại để bảo tồn cho các thế hệ sau.
Lonesome George thuộc phân loài Chelonoidis nigra abingdoni, được một nhà khoa học Hungary tìm thấy vào năm 1972 trên đảo Pinta thuộc quần đảo Galapagos. Nó được biết đến là sinh vật hiếm nhất thế giới do không sinh sản và cũng không có con nào khác trong phân loài của nó được tìm thấy.
Sau khi được phát hiện, George trở thành một biểu tượng của quần đảo Galapagos, thu hút khoảng 180.000 du khách mỗi năm. Trong hàng thập kỷ, các nhà bảo vệ môi trường đã nỗ lực gây giống cho George bằng cách cho nó kết đôi với các con cái của những phân loài tương tự trên quần đảo Galapagos nhưng bất thành.
Nó từng được cho sống chung với một con rùa cái bắt từ núi lửa Wolf gần đó. Sau 15 năm nó mới giao phối với con rùa này, nhưng trứng nở ra lại không có phôi. Nó cũng được “ghép đôi” với một con rùa cái từ đảo Espanola nhưng lại không chịu giao phối.
Sau cái chết của George, các nhà bảo vệ môi trường tin rằng loài Chelonoidis nigra abingdoni - có thể sống tới 200 năm, đã hoàn toàn tuyệt chủng.
Hiện có khoảng 20.000 con rùa thuộc nhiều phân loài khác nhau đang sống ở Galapagos. Trước đó nhà bác học Charles Darwin đã dựa trên sự khác biệt của các loài rùa trên quần đảo này để xây dựng thuyết tiến hóa nổi tiếng.
Tê giác quý hiếm chào đời tại Indonesia
Sáng sớm nay 23-6, một chú tê giác Sumatra thuộc nhóm loài cực kỳ nguy cấp đã chào đời tại một khu bảo tồn ở Indonesia. Đây là tê giác con thứ tư chào đời trong điều kiện nuôi nhốt hơn 100 năm qua.
“Tê giác cái Ratu đã sinh một con đực lúc 0g45 sáng nay 23-6, cả hai mẹ con đều rất khỏe”, chuyên gia bảo tồn Widodo Ramono nói với AFP.
“Ơn trời là mọi thứ diễn ra êm xuôi. Trước đó chúng tôi đã chuẩn bị sẵn phương án khẩn cấp cho Ratu sinh mổ, may là nó đã sinh tự nhiên được”, Masyhud, người phát ngôn Bộ Lâm nghiệp Indonesia, nói.
Ông cũng cho biết đây là lần đầu tiên một tê giác Sumatra được sinh ra tại một khu bảo tồn ở Indonesia.
“Đây thật sự là món quà lớn đối với những người nỗ lực gây giống tê giác Sumatra, bởi chúng ta đều biết đây là loài rất hiếm và khó sinh sản”, ông nói thêm.
Tê giác Ratu, 12 tuổi, đã hai lần mang thai nhưng đều bị sẩy. Đến lần thứ ba nó mới sinh con sau 16 tháng mang thai.
Trước đó, ba tê giác Sumatra con sinh ra trong điều kiện nuôi nhốt đều diễn ra tại vườn thú Cincinnati, Ohio (Mỹ), trong đó có Andalas, cha của chú tê giác con mới sinh.
Năm 2007, Andalas được đưa tới Indonesia để giao phối với Ratu, lớn lên trong hoang dã nhưng đã ra khỏi rừng và hiện sống tại khu bảo tồn tê giác Sumatra ở công viên quốc gia Way Kambas. Hiện ở công viên này có tổng cộng ba tê giác cái và con đực duy nhất là Andalas.
Tê giác Sumatra hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng và hiện được cho là chỉ còn chưa tới 200 con. Trong 20 năm qua, dân số loài này giảm tới 50%, chủ yếu do bị săn trộm để lấy sừng và bị mất môi trường sống.
Dự án tại Trường Sa: giải Năng lượng toàn cầu 2012
Dự án tổng thể năng lượng sạch và chiếu sáng quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK” đã được giải Năng lượng toàn cầu 2012 (Energy Globe Awards).
Dự án trên bao gồm sáu hạng mục: hệ thống năng lượng sạch; nhà trạm nguồn; máng dẫn cáp điện ngầm; mạng điện; hệ thống đèn pha quan sát lắp đặt trên nhà giàn, đảo chìm và đảo nổi, và hệ thống đèn Led chiếu sáng sân đường và tường kè...
Dự án không chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng 24/24 giờ phục vụ chiến đấu và sinh hoạt cho quân và dân Trường Sa, mà còn góp phần quan trọng trong việc giảm phát thải CO2 - một trong những tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, do Bộ Tư lệnh hải quân làm chủ đầu tư, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) tài trợ vốn và Công ty CP Đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời bách khoa (Solar BK) thực hiện.
Giải thưởng Năng lượng toàn cầu 2012 được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1999 tại Áo. Qua 13 năm thành lập và phát triển, giải thưởng đã thu hút sự tham gia của hơn 150 quốc gia, trở thành giải thưởng quốc tế nổi bật và uy tín trong lĩnh vực năng lượng sạch.
2.Track 02: Kết nối xanhLonesome George, được cho là con cuối cùng của một giống rùa khổng lồ ở quần đảo Galapagos, đã qua đời. Các nhà khoa học ước tính nó sống được 100 năm. Xác của nó có thể sẽ được ướp để bảo tồn.
Theo các quan chức tại công viên quốc gia Galapagos - nơi George sinh sống, họ sẽ tiến hành khám nghiệm để xác định nguyên nhân George qua đời. Họ cũng cho biết xác của nó có thể sẽ được ướp giữ lại để bảo tồn cho các thế hệ sau.
Lonesome George thuộc phân loài Chelonoidis nigra abingdoni, được một nhà khoa học Hungary tìm thấy vào năm 1972 trên đảo Pinta thuộc quần đảo Galapagos. Nó được biết đến là sinh vật hiếm nhất thế giới do không sinh sản và cũng không có con nào khác trong phân loài của nó được tìm thấy.
Sau khi được phát hiện, George trở thành một biểu tượng của quần đảo Galapagos, thu hút khoảng 180.000 du khách mỗi năm. Trong hàng thập kỷ, các nhà bảo vệ môi trường đã nỗ lực gây giống cho George bằng cách cho nó kết đôi với các con cái của những phân loài tương tự trên quần đảo Galapagos nhưng bất thành.
Nó từng được cho sống chung với một con rùa cái bắt từ núi lửa Wolf gần đó. Sau 15 năm nó mới giao phối với con rùa này, nhưng trứng nở ra lại không có phôi. Nó cũng được “ghép đôi” với một con rùa cái từ đảo Espanola nhưng lại không chịu giao phối.
Sau cái chết của George, các nhà bảo vệ môi trường tin rằng loài Chelonoidis nigra abingdoni - có thể sống tới 200 năm, đã hoàn toàn tuyệt chủng.
Hiện có khoảng 20.000 con rùa thuộc nhiều phân loài khác nhau đang sống ở Galapagos. Trước đó nhà bác học Charles Darwin đã dựa trên sự khác biệt của các loài rùa trên quần đảo này để xây dựng thuyết tiến hóa nổi tiếng.
Tê giác quý hiếm chào đời tại Indonesia
Sáng sớm nay 23-6, một chú tê giác Sumatra thuộc nhóm loài cực kỳ nguy cấp đã chào đời tại một khu bảo tồn ở Indonesia. Đây là tê giác con thứ tư chào đời trong điều kiện nuôi nhốt hơn 100 năm qua.
“Tê giác cái Ratu đã sinh một con đực lúc 0g45 sáng nay 23-6, cả hai mẹ con đều rất khỏe”, chuyên gia bảo tồn Widodo Ramono nói với AFP.
“Ơn trời là mọi thứ diễn ra êm xuôi. Trước đó chúng tôi đã chuẩn bị sẵn phương án khẩn cấp cho Ratu sinh mổ, may là nó đã sinh tự nhiên được”, Masyhud, người phát ngôn Bộ Lâm nghiệp Indonesia, nói.
Ông cũng cho biết đây là lần đầu tiên một tê giác Sumatra được sinh ra tại một khu bảo tồn ở Indonesia.
“Đây thật sự là món quà lớn đối với những người nỗ lực gây giống tê giác Sumatra, bởi chúng ta đều biết đây là loài rất hiếm và khó sinh sản”, ông nói thêm.
Tê giác Ratu, 12 tuổi, đã hai lần mang thai nhưng đều bị sẩy. Đến lần thứ ba nó mới sinh con sau 16 tháng mang thai.
Trước đó, ba tê giác Sumatra con sinh ra trong điều kiện nuôi nhốt đều diễn ra tại vườn thú Cincinnati, Ohio (Mỹ), trong đó có Andalas, cha của chú tê giác con mới sinh.
Năm 2007, Andalas được đưa tới Indonesia để giao phối với Ratu, lớn lên trong hoang dã nhưng đã ra khỏi rừng và hiện sống tại khu bảo tồn tê giác Sumatra ở công viên quốc gia Way Kambas. Hiện ở công viên này có tổng cộng ba tê giác cái và con đực duy nhất là Andalas.
Tê giác Sumatra hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng và hiện được cho là chỉ còn chưa tới 200 con. Trong 20 năm qua, dân số loài này giảm tới 50%, chủ yếu do bị săn trộm để lấy sừng và bị mất môi trường sống.
Dự án tại Trường Sa: giải Năng lượng toàn cầu 2012
Dự án tổng thể năng lượng sạch và chiếu sáng quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK” đã được giải Năng lượng toàn cầu 2012 (Energy Globe Awards).
Dự án trên bao gồm sáu hạng mục: hệ thống năng lượng sạch; nhà trạm nguồn; máng dẫn cáp điện ngầm; mạng điện; hệ thống đèn pha quan sát lắp đặt trên nhà giàn, đảo chìm và đảo nổi, và hệ thống đèn Led chiếu sáng sân đường và tường kè...
Dự án không chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng 24/24 giờ phục vụ chiến đấu và sinh hoạt cho quân và dân Trường Sa, mà còn góp phần quan trọng trong việc giảm phát thải CO2 - một trong những tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, do Bộ Tư lệnh hải quân làm chủ đầu tư, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) tài trợ vốn và Công ty CP Đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời bách khoa (Solar BK) thực hiện.
Giải thưởng Năng lượng toàn cầu 2012 được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1999 tại Áo. Qua 13 năm thành lập và phát triển, giải thưởng đã thu hút sự tham gia của hơn 150 quốc gia, trở thành giải thưởng quốc tế nổi bật và uy tín trong lĩnh vực năng lượng sạch.
Ngay từ khâu đi chợ, chọn lựa thực phẩm đến việc nấu nướng, những người nội trợ khéo léo trong gia đình hoàn toàn có thể cung cấp những bữa ăn lành mạnh nhiều chất bổ dưỡng với chi phí kinh tế nhất. Ăn những cơm gia đình cũng đồng nghĩa với giảm bớt được tần suất những bữa ăn ngoài, những tiệc tùng, nhậu nhẹt hoặc những bữa ăn nhanh ở hàng quán với nhiều thực phẩm công nghiệp. Thực phẩm ăn ngoài không chỉ là khó bảo đảm được điều kiện vệ sinh lại luôn có hàm lượng cao những chất đường, muối, mỡ và phụ gia hoá chất độc hại, là nguyên nhân chánh của nhiều căn bệnh trong xã hội hiện đại như tim mạch, tiểu đường, ung thư.
Suy nghĩ thông thường cho rằng việc ăn uống quá đà, ăn không kiểm soát hay xảy ra ở nơi riêng tư, ở gia đình. Tuy nhiên, một nghiên cứu được phổ biến trên tạp chí Western Journal of Nursing Research(WJNR) lại cho thấy thói quen cơm hàng, cháo chợ, ăn nhiều bữa ăn ở hàng quán thay vì ăn ở nhà đang góp phần vào việc gia tăng cơn đại dịch béo phì hiện nay.
Nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Y Tế Mỹ qua ghi nhận những thói quen ăn uống của những phụ nữ ăn nhiều và những phụ nữ ăn kiêng. Kết quả khảo sát cho thấy không chỉ cả 2 nhóm đều có lượng tiêu thụ thức ăn, nói chung và chất béo, nói riêng, nhiều hơn trong những ngày họ ăn ngoài mà còn tiết lộ có đến 30% năng lượng dư thừa là từ những bữa ăn hàng quán! Các nhà nghiên cứu cho rằng trong xã hội hiện nay, khuynh hướng ăn ngoài đang gia tăng. Tần suất bữa ăn nhiều calori, ăn quá đà với những thức ăn công nghiệp có lượng đường, muối, mỡ cao đã góp phần quan trọng dẫn đến tăng cân và béo phì.
Hầu hết các hành vi và tập quán của con người đều được hình thành từ thói quen. Cách ăn uống và sự lực chọn thức ăn cũng không ngoại lệ. Một nghiên cứu được phổ biến trên tạp chí Archives of Family Medicine đã cho biết việc tham dự những bữa cơm gia đình đều đặn có thể xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh. Qua khảo sát 7.525 trai và 8.677 gái, kết quả cho thấy những trẻ em ở độ tuổi từ 9 đến 14 tuổi thường ăn chung với gia đình thì khi lớn lên có khuynh hướng lựa chọn chế độ ăn uống với những thực phẩm lành mạnh. Thói quen ăn nhiều rau quả, không ăn nhiều đồ chiên rán, những loại snacks, những thức ăn nhiều muối, nhiều đường . . phải được tập thành từ nhỏ.
Không chỉ là vấn đề ăn uống lành mạnh, một nghiên cứu khác được phổ biến trên tờ Archives of Pediatric and Adolescent Medicine đã cho biết những trẻ vị thành niên ở Mỹ có những bữa ăn chánh với gia đình trên 5 lần mỗi tuần được ghi nhận là có kết quả học tập tốt hơn, có tỷ lệ trầm cảm, uống rượu, hút thuốc và dính líu đến các chất gây nghiện ít hơn so với những em ăn chung với gia đình ít hơn 2 lần mỗi tuần.
Hơn nữa, bữa cơm gia đình còn là cơ hội để quan tâm chia sẻ.
Tuỳ theo điều kiện của mỗi gia đình, những bữa ăn chung có thể được tổ chức hàng ngày, chỉ mỗi sáng hoặc mỗi cuối tuần. Đây là cơ hội để các thành viên có dịp gặp nhau để quan tâm chia sẻ qua đó có thể tìm hiểu, cảm thông, giúp đở hoặc hoá giải những vướng mắc hoặc những áp lực mà mỗi người gặp phải trong cuộc sống. Tình thương và sự liên kết là liều thuốc quý giá nhất đối với quả tim, cũng là liều thuốc chống stress hữu hiệu. Tiến sĩ Emmett E. Miller, một chuyên gia về quản lý stress ở California, Mỹ, khuyên mỗi người nên dành một thời khắc nhất định trong ngày để trải nghiệm yêu thương với những người mà mình yêu quý. Trong điều kiện sống bận rộn, sự chăm chút cho nhau trong những bữa ăn đôi khi lại là những thời khắc quý gía hiếm hoi để thể hiện tình thương và sự quan tâm, chia sẻ.
Và cuối cùng là bữa cơm gia đình giáo dục ý thức đoàn kết và lòng vị tha.
Lòng yêu nước, tình thương người thường phải bắt đầu từ sự yêu thương cha mẹ, anh em và sự trân trọng, gìn giữ cội nguồn. Tiến sĩ L.R. Newberry cho rằng tập quán tham dự những bữa ăn gia đình sẽ giúp trẻ dễ có được ý thức thuộc về một gia đình, thuộc về một tập thể qua đó phát triển ý thức đoàn kết, lòng vị tha và xây dựng được trách nhiệm “mình vì mọi người”. Những bữa cơm gia đình được sửa soạn theo cách riêng thích hợp với khẩu vị và thói quen của từng người lại được chăm chút bằng tình thương của người chị, người mẹ trong gia đình. Do đó, chẳng lạ khi một nghiên cứu được phổ biến trên tạp chí the Journal of theAmerican Dietic Association đã cho biết hầu hết giới trẻ và các bậc cha mẹ hiện nay đều có thái độ tích cực đối với những bữa cơm gia đình. Vấn đề chỉ là mỗi người cần đánh giá đúng tầm quan trọng của nó để cố gắng thực hiện và giữ gìn tập quán nầy sao cho phù hợp với điều kiện của gia đình mình.
3.Track 03: Hành động xanhSuy nghĩ thông thường cho rằng việc ăn uống quá đà, ăn không kiểm soát hay xảy ra ở nơi riêng tư, ở gia đình. Tuy nhiên, một nghiên cứu được phổ biến trên tạp chí Western Journal of Nursing Research(WJNR) lại cho thấy thói quen cơm hàng, cháo chợ, ăn nhiều bữa ăn ở hàng quán thay vì ăn ở nhà đang góp phần vào việc gia tăng cơn đại dịch béo phì hiện nay.
Nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Y Tế Mỹ qua ghi nhận những thói quen ăn uống của những phụ nữ ăn nhiều và những phụ nữ ăn kiêng. Kết quả khảo sát cho thấy không chỉ cả 2 nhóm đều có lượng tiêu thụ thức ăn, nói chung và chất béo, nói riêng, nhiều hơn trong những ngày họ ăn ngoài mà còn tiết lộ có đến 30% năng lượng dư thừa là từ những bữa ăn hàng quán! Các nhà nghiên cứu cho rằng trong xã hội hiện nay, khuynh hướng ăn ngoài đang gia tăng. Tần suất bữa ăn nhiều calori, ăn quá đà với những thức ăn công nghiệp có lượng đường, muối, mỡ cao đã góp phần quan trọng dẫn đến tăng cân và béo phì.
Hầu hết các hành vi và tập quán của con người đều được hình thành từ thói quen. Cách ăn uống và sự lực chọn thức ăn cũng không ngoại lệ. Một nghiên cứu được phổ biến trên tạp chí Archives of Family Medicine đã cho biết việc tham dự những bữa cơm gia đình đều đặn có thể xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh. Qua khảo sát 7.525 trai và 8.677 gái, kết quả cho thấy những trẻ em ở độ tuổi từ 9 đến 14 tuổi thường ăn chung với gia đình thì khi lớn lên có khuynh hướng lựa chọn chế độ ăn uống với những thực phẩm lành mạnh. Thói quen ăn nhiều rau quả, không ăn nhiều đồ chiên rán, những loại snacks, những thức ăn nhiều muối, nhiều đường . . phải được tập thành từ nhỏ.
Không chỉ là vấn đề ăn uống lành mạnh, một nghiên cứu khác được phổ biến trên tờ Archives of Pediatric and Adolescent Medicine đã cho biết những trẻ vị thành niên ở Mỹ có những bữa ăn chánh với gia đình trên 5 lần mỗi tuần được ghi nhận là có kết quả học tập tốt hơn, có tỷ lệ trầm cảm, uống rượu, hút thuốc và dính líu đến các chất gây nghiện ít hơn so với những em ăn chung với gia đình ít hơn 2 lần mỗi tuần.
Hơn nữa, bữa cơm gia đình còn là cơ hội để quan tâm chia sẻ.
Tuỳ theo điều kiện của mỗi gia đình, những bữa ăn chung có thể được tổ chức hàng ngày, chỉ mỗi sáng hoặc mỗi cuối tuần. Đây là cơ hội để các thành viên có dịp gặp nhau để quan tâm chia sẻ qua đó có thể tìm hiểu, cảm thông, giúp đở hoặc hoá giải những vướng mắc hoặc những áp lực mà mỗi người gặp phải trong cuộc sống. Tình thương và sự liên kết là liều thuốc quý giá nhất đối với quả tim, cũng là liều thuốc chống stress hữu hiệu. Tiến sĩ Emmett E. Miller, một chuyên gia về quản lý stress ở California, Mỹ, khuyên mỗi người nên dành một thời khắc nhất định trong ngày để trải nghiệm yêu thương với những người mà mình yêu quý. Trong điều kiện sống bận rộn, sự chăm chút cho nhau trong những bữa ăn đôi khi lại là những thời khắc quý gía hiếm hoi để thể hiện tình thương và sự quan tâm, chia sẻ.
Và cuối cùng là bữa cơm gia đình giáo dục ý thức đoàn kết và lòng vị tha.
Lòng yêu nước, tình thương người thường phải bắt đầu từ sự yêu thương cha mẹ, anh em và sự trân trọng, gìn giữ cội nguồn. Tiến sĩ L.R. Newberry cho rằng tập quán tham dự những bữa ăn gia đình sẽ giúp trẻ dễ có được ý thức thuộc về một gia đình, thuộc về một tập thể qua đó phát triển ý thức đoàn kết, lòng vị tha và xây dựng được trách nhiệm “mình vì mọi người”. Những bữa cơm gia đình được sửa soạn theo cách riêng thích hợp với khẩu vị và thói quen của từng người lại được chăm chút bằng tình thương của người chị, người mẹ trong gia đình. Do đó, chẳng lạ khi một nghiên cứu được phổ biến trên tạp chí the Journal of theAmerican Dietic Association đã cho biết hầu hết giới trẻ và các bậc cha mẹ hiện nay đều có thái độ tích cực đối với những bữa cơm gia đình. Vấn đề chỉ là mỗi người cần đánh giá đúng tầm quan trọng của nó để cố gắng thực hiện và giữ gìn tập quán nầy sao cho phù hợp với điều kiện của gia đình mình.
Đầu tiên là hãy sử dụng gốm, thủy tinh khi nướng:
Đối với món nướng, nên sử dụng những vật dụng đựng thức ăn bằng gốm hay thuỷ tinh vì gốm và thuỷ tinh là những chất liệu giữ nhiệt tốt hơn kim loại.
Tiếp theo là giữ cho đầu đốt của bếp gas luôn sạch: Hãy giữ sạch bộ phận cung cấp lửa và đầu đốt lửa của bếp gas. Nhờ đó, gas sẽ cháy đều và cung cấp nhiệt tốt hơn, giảm thiểu thời gian nấu nướng. Nguyên tắc này cũng được áp dụng tương tự với hệ thống làm lạnh của tủ lạnh. Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều điện năng.
Chọn xoong, nồi khi nấu: Lựa chọn kích cỡ xoong, chảo phù hợp với lượng thức ăn sẽ nấu. Đặt một cái chảo nhỏ lên bếp và bật lửa to chỉ làm hao phí gas. Và hãy ngâm gạo trước khi nấu cháo:
Bạn luôn phải hầm món cháo trên bếp ít nhất là 15 phút? Thật lãng phí gas, bạn hãy thử cách sau: Ngâm gạo trong nước trước khi nấu khoảng 15 phút. Sau đó, đun sôi trong vòng từ 1 đến 2 phút rồi tắt bếp. Để yên nồi cháo trong vòng 20 phút rồi tiếp tục bật lửa ninh cháo, chỉ cần 5 phút sau, món cháo của bạn sẽ nhừ.
Đậy nắp vung khi nấu: Trừ trường hợp yêu cầu của món ăn là phải mở nắp khi nấu (để tránh bị tràn chẳng hạn), còn thì bạn nên đập nắp vung, món ăn sẽ nhanh chín hơn. Tiếp đến là dùng tay làm một số việc trong nhà bếp: Hãy nghĩ đến việc dùng bếp nướng thay vì bếp điện, dùng máy xay tay thay vì ấn nút máy xay sinh tố… Trong một số trường hợp, việc tận dụng sức người rõ ràng sẽ thuận tiện hơn việc dùng máy móc (vừa phức tạp, vừa tốn điện) ví dụ như bạn nên dùng chày và cối hay dao băm nhỏ thức ăn…
Bảy, bạn nên hầm món ăn trong nồi đất, nồi cơm điện:
Đối với món hầm, bạn có thể dùng nồi đất hay nồi cơm điện để hầm một số món, hiệu quả sẽ cao hơn nhiều so với việc hầm trên bếp bình thường. Bạn cần rã đông thực phẩm khi nấu: Nếu nấu những thực phẩm đông lạnh, bạn cần rã đông trước (trừ trường hợp món ăn yêu cầu không rã đông). Bạn sẽ giảm được khoảng ½ thời gian để nấu món ăn sau khi thực phẩm rã đông hoàn toàn.
Cuối cùng là việc hạn chế gió trong khi nấu: Mở cửa sổ cho thoáng khi nấu sẽ “giết chết” hoá đơn tiền điện, gas nhà bạn. Làm như thế bạn đã tiêu hao ít nhất 20% sức nóng thoát ra từ bếp. Vì thế hãy hạn chế mở cửa sổ khi đang nấu.
Đối với món nướng, nên sử dụng những vật dụng đựng thức ăn bằng gốm hay thuỷ tinh vì gốm và thuỷ tinh là những chất liệu giữ nhiệt tốt hơn kim loại.
Tiếp theo là giữ cho đầu đốt của bếp gas luôn sạch: Hãy giữ sạch bộ phận cung cấp lửa và đầu đốt lửa của bếp gas. Nhờ đó, gas sẽ cháy đều và cung cấp nhiệt tốt hơn, giảm thiểu thời gian nấu nướng. Nguyên tắc này cũng được áp dụng tương tự với hệ thống làm lạnh của tủ lạnh. Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều điện năng.
Chọn xoong, nồi khi nấu: Lựa chọn kích cỡ xoong, chảo phù hợp với lượng thức ăn sẽ nấu. Đặt một cái chảo nhỏ lên bếp và bật lửa to chỉ làm hao phí gas. Và hãy ngâm gạo trước khi nấu cháo:
Bạn luôn phải hầm món cháo trên bếp ít nhất là 15 phút? Thật lãng phí gas, bạn hãy thử cách sau: Ngâm gạo trong nước trước khi nấu khoảng 15 phút. Sau đó, đun sôi trong vòng từ 1 đến 2 phút rồi tắt bếp. Để yên nồi cháo trong vòng 20 phút rồi tiếp tục bật lửa ninh cháo, chỉ cần 5 phút sau, món cháo của bạn sẽ nhừ.
Đậy nắp vung khi nấu: Trừ trường hợp yêu cầu của món ăn là phải mở nắp khi nấu (để tránh bị tràn chẳng hạn), còn thì bạn nên đập nắp vung, món ăn sẽ nhanh chín hơn. Tiếp đến là dùng tay làm một số việc trong nhà bếp: Hãy nghĩ đến việc dùng bếp nướng thay vì bếp điện, dùng máy xay tay thay vì ấn nút máy xay sinh tố… Trong một số trường hợp, việc tận dụng sức người rõ ràng sẽ thuận tiện hơn việc dùng máy móc (vừa phức tạp, vừa tốn điện) ví dụ như bạn nên dùng chày và cối hay dao băm nhỏ thức ăn…
Bảy, bạn nên hầm món ăn trong nồi đất, nồi cơm điện:
Đối với món hầm, bạn có thể dùng nồi đất hay nồi cơm điện để hầm một số món, hiệu quả sẽ cao hơn nhiều so với việc hầm trên bếp bình thường. Bạn cần rã đông thực phẩm khi nấu: Nếu nấu những thực phẩm đông lạnh, bạn cần rã đông trước (trừ trường hợp món ăn yêu cầu không rã đông). Bạn sẽ giảm được khoảng ½ thời gian để nấu món ăn sau khi thực phẩm rã đông hoàn toàn.
Cuối cùng là việc hạn chế gió trong khi nấu: Mở cửa sổ cho thoáng khi nấu sẽ “giết chết” hoá đơn tiền điện, gas nhà bạn. Làm như thế bạn đã tiêu hao ít nhất 20% sức nóng thoát ra từ bếp. Vì thế hãy hạn chế mở cửa sổ khi đang nấu.
Trả lời