1.Track 01: Lăng kính xanh
1. Thêm trạm cứu hộ động vật hoang dã
Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (WAR) phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TP.HCM, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang vừa khánh thành Trạm cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me.
Với tổng diện tích gần 3ha, thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, Trạm cứu hộ Động vật hoang dã Hòn Me ưu tiên cứu hộ các loài Động vật hoang dã quý hiếm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, các loài động vật hoang dã quý hiếm sẽ được chăm sóc sức khỏe, phục hồi bản năng hoang dã và sẵn sàng trở về thiên nhiên.
Trạm cứu hộ Động vật hoang dã Hòn Me thuộc hệ thống ba trạm cứu hộ Động vật hoang dã do Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã quản lý gồm Trạm cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi, Trạm cứu hộ gấu và thú họ mèo Cát Tiên, Trạm cứu hộ Động vật hoang dã Hòn Me. Trạm cứu hộ này được thành lập từ dự án “Xây dựng khu cứu hộ gấu” do Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã, Quỹ Bảo tồn gấu (Free The Bear) và Quỹ Brigitte Bardot thực hiện trong giai đoạn 2008-2010.
Từ tháng 1-2011, trạm chính thức mang tên Trạm cứu hộ Động vật hoang dã Hòn Me, do Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã trực tiếp quản lý trong sự phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang.
2. Đông trùng hạ thảo trước nguy cơ tuyệt diệt
Hoạt động khai thác quá mức có thể khiến đông trùng hạ thảo, loài nấm mà nhiều người sử dụng để tăng cường sinh lực, biến mất vĩnh viễn.
Nấm Yarsagumba hay đông trùng hạ thảo là loài nấm ký sinh có khả năng tiêu diệt ruồi sống trên cơ thể sâu bướm ma. Giá của một kg nấm có chất lượng cao có thể lên tới hàng nghìn USD.
Trong nhiều thập kỷ qua, nấm Yarsagumba hay đông trùng hạ thảo, tên của một loại nấm hiếm được coi là “Viagra của dãy Himalaya”, mang đến nguồn thu nhập tương đối lớn cho những người dân nghèo Nepal sống dưới chân dãy núi Himalaya. Nhưng do hoạt động săn lùng diễn ra ngày càng ráo riết, loại nấm này, chỉ mọc ở độ cao 3.500 m ở Nepal, ngày càng hiếm và các nhà khoa học lo ngại chúng sắp biến mất vĩnh viễn.
Hàng năm đàn ông, phụ nữ và trẻ em lên núi để tìm nấm Yarsagumba. Dù chưa có bằng chứng khoa học, các thầy thuốc người Hoa và người Tây Tạng coi loại nấm nhỏ này là thuốc bổ có tác dụng tăng cường sinh lực.
Nhu cầu sử dụng nấm ở Trung Quốc đang tăng nhanh. Năm nay người dân được trả 6 USD cho một cây nấm bằng quả ớt khô – mức giá cao gấp đôi năm ngoái. Ở Kathmandu, thủ đô của Nepal, giá của nấm chất lượng cao lên tới 31.000 USD/kg.
Khi 70% thu nhập của người dân dưới chân dãy núi Himalaya tới từ hoạt động bán nấm, sinh kế của của họ đang trở nên bấp bênh vì số lượng nấm đang giảm mạnh.
Cứ tới tháng 5 và 6 hàng năm, hàng nghìn người dân Nepal di chuyển bằng xe la hoặc xe bò tới những vùng đồng cỏ cao để tìm kiếm những cây nấm nhỏ xíu chồi lên từ mặt đất.
Các quan chức Nepal cho biết chính phủ thu được 132.000 USD từ xuất khẩu nấm trong năm 2011. Con số này có thể thấp hơn nhiều so với thực tế, vì dân làng thường bán thẳng nấm sang Tây Tạng mà không kê khai với nhà chức trách.
2.Track 02: Kết nối xanhTổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (WAR) phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TP.HCM, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang vừa khánh thành Trạm cứu hộ động vật hoang dã Hòn Me.
Với tổng diện tích gần 3ha, thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, Trạm cứu hộ Động vật hoang dã Hòn Me ưu tiên cứu hộ các loài Động vật hoang dã quý hiếm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, các loài động vật hoang dã quý hiếm sẽ được chăm sóc sức khỏe, phục hồi bản năng hoang dã và sẵn sàng trở về thiên nhiên.
Trạm cứu hộ Động vật hoang dã Hòn Me thuộc hệ thống ba trạm cứu hộ Động vật hoang dã do Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã quản lý gồm Trạm cứu hộ Động vật hoang dã Củ Chi, Trạm cứu hộ gấu và thú họ mèo Cát Tiên, Trạm cứu hộ Động vật hoang dã Hòn Me. Trạm cứu hộ này được thành lập từ dự án “Xây dựng khu cứu hộ gấu” do Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã, Quỹ Bảo tồn gấu (Free The Bear) và Quỹ Brigitte Bardot thực hiện trong giai đoạn 2008-2010.
Từ tháng 1-2011, trạm chính thức mang tên Trạm cứu hộ Động vật hoang dã Hòn Me, do Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã trực tiếp quản lý trong sự phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang.
2. Đông trùng hạ thảo trước nguy cơ tuyệt diệt
Hoạt động khai thác quá mức có thể khiến đông trùng hạ thảo, loài nấm mà nhiều người sử dụng để tăng cường sinh lực, biến mất vĩnh viễn.
Nấm Yarsagumba hay đông trùng hạ thảo là loài nấm ký sinh có khả năng tiêu diệt ruồi sống trên cơ thể sâu bướm ma. Giá của một kg nấm có chất lượng cao có thể lên tới hàng nghìn USD.
Trong nhiều thập kỷ qua, nấm Yarsagumba hay đông trùng hạ thảo, tên của một loại nấm hiếm được coi là “Viagra của dãy Himalaya”, mang đến nguồn thu nhập tương đối lớn cho những người dân nghèo Nepal sống dưới chân dãy núi Himalaya. Nhưng do hoạt động săn lùng diễn ra ngày càng ráo riết, loại nấm này, chỉ mọc ở độ cao 3.500 m ở Nepal, ngày càng hiếm và các nhà khoa học lo ngại chúng sắp biến mất vĩnh viễn.
Hàng năm đàn ông, phụ nữ và trẻ em lên núi để tìm nấm Yarsagumba. Dù chưa có bằng chứng khoa học, các thầy thuốc người Hoa và người Tây Tạng coi loại nấm nhỏ này là thuốc bổ có tác dụng tăng cường sinh lực.
Nhu cầu sử dụng nấm ở Trung Quốc đang tăng nhanh. Năm nay người dân được trả 6 USD cho một cây nấm bằng quả ớt khô – mức giá cao gấp đôi năm ngoái. Ở Kathmandu, thủ đô của Nepal, giá của nấm chất lượng cao lên tới 31.000 USD/kg.
Khi 70% thu nhập của người dân dưới chân dãy núi Himalaya tới từ hoạt động bán nấm, sinh kế của của họ đang trở nên bấp bênh vì số lượng nấm đang giảm mạnh.
Cứ tới tháng 5 và 6 hàng năm, hàng nghìn người dân Nepal di chuyển bằng xe la hoặc xe bò tới những vùng đồng cỏ cao để tìm kiếm những cây nấm nhỏ xíu chồi lên từ mặt đất.
Các quan chức Nepal cho biết chính phủ thu được 132.000 USD từ xuất khẩu nấm trong năm 2011. Con số này có thể thấp hơn nhiều so với thực tế, vì dân làng thường bán thẳng nấm sang Tây Tạng mà không kê khai với nhà chức trách.
Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng tích cực của ánh mặt trời vớisức khỏe và đời sống của con người. Đặc biệt các nghiên cứu về sinh vật lý đã cho thấy vai trò của ánh nắng trong quá trình chuyển hóa và tổng hợp năng lượng của các tế bào sống.
Sự phục hưng của liệu pháp ánh sáng
Ánh sáng mặt trời đã được chứng minh có tác dụng phòng và chữa bệnh còi xương từ năm 1919 bởi Hudschinsky, chỉ bằng khả năng quan sát và phân tích nhạy bén của bản thân ông.
Trước đó, năm 1863, trong cuốn sách: “Chứng yếu phổi và làm thế nào để phổi khỏe hơn”, bác sỹ Dio Lewis đã viết trong một chương ngắn về tác dụng của ánh sáng mặt trời với đoạn như sau: “Tôi đã giúp rất nhiều người bị rối loạn tiêu hoá, đau thần kinh, thấp khớp, người mắc các bệnh tưởng trở lại với cuộc sống bình thường bằng cách cho họ tắm nắng”.
Mặc dù đã có những phát hiện và thành quả trong việc ứng dụng ánh nắng mặt trời để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, y học không chú trọng vấn đề này trong gần hết thế kỷ 20. Cho đến những năm cuối thế kỷ 20, khi nhiều người đã hiểu được rằng con ngườikhông thể vượt mặt và thay thế được thiên nhiên trong nhiều lĩnh vực, trong đó có y học.
Một làn sóng quay về tìm hiểu và ứng dụng các sản phẩm thiên nhiên để phòng và chữa bệnh đã xuất hiện ở các nước phát triển và ánh nắng mặt trời đã được tôn vinh trở lại như một anh hùng với sức khỏe con người chứ không phải là tội đồ chỉ gây ung thư và bệnh tật như chúng ta vẫn thường được cảnh báo trước đây.
Những lợi ích từ ánh sáng mặt trời
Khỏe xương: Một lợi ích vô cùng to lớn của ánh nắng mặt trời là giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ canxi và vận chuyển canxi.
Một nghiên cứu ở Anh đã cho thấy, những người cao tuổi bị gãy xương khớp háng, có tới hơn 40% bị thiếu hụt vitamin D trong cơ thể. Lối sống và làm việc trong văn phòng nhiều, thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đã được coi là một trong các nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ người bị loãng xương trước tuổi.
Các vận động viên thể thao thời Hy Lạp cổ đã biết phơi nắng để tăng sức khoẻ của cơ bắp. Các bà mẹ tắm nắng đều đặn trong quá trình mang thai còn giúp thai nhi phát triển tốt, tăng chất lượng của sữa và phòng được các chứng bệnh hay gặp như mệt mỏi, đau lưng, nôn mửa, chán ăn, hoảng loạn và dễ bị xúc động mạnh.
Tăng cường cho hệ miễn dịch: Với cơ thể, một số nghiên cứu đã cho thấy tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làm tăng số lượng các bạch cầu, các kháng thể miễn dịch và đặc biệt là khả năng vận chuyển, tiếp chuyển ôxy của hồng cầu để giúp cơ thể tiêu diệt các siêu vi trùng và các vi khuẩn yếm khí.
Các bệnh như cảm cúm, viêm phổi và lao phổi thường xuất hiện, chuyển biến xấu hơn và gây tử vong nhiều hơn ở những mùa thiếu ánh sáng mặt trời, cả ở những vùng ấm áp. Tắm nắng đã được sử dụng như một phương pháp hữu hiệu để điều trị các dạng lao: hạch, phổi, xương và các vết thương bị nhiễm trùng từ đầu thế kỷ 19 ở châu Âu.
Tốt cho sức khỏe tim mạch: Ánh nắng mặt trời còn như bài thể dục hữu hiệu cho trái tim. Những người sống trường thọ ở một số vùng thuộc Trung Á thường sinh hoạt ở ngoài trời hằng ngày, có nghĩa là họ đã được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn. Ánh sáng mặt trời đã được chứng minh là làm tăng lưu thông máu, đặc biệt ở các tĩnh mạch, giảm cholesterol và nhu cầu tiêu thụ ôxy ở cơ tim, giúp điều hoà huyết áp.
Làm khỏe da: Ánh sáng mặt trời cũng đã được xác nhận là giúp da khỏe mạnh và phòng cũng như giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm (viêm da), vảy nến và trứng cá. Các bác sĩ ở Mỹ đã thấy rằng những bộ tộc người da đỏ, sống hoang dã trong điều kiện thiên nhiên, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hầu như rất ít bị các bệnh ngoài da vốn rất phổ biến trong các đô thị hiện đại.
Phòng ung thư: Một số trong chúng ta còn nhiễm bệnh “kỳ thị ánh nắng”, không hề biết rằng ung thư hắc tố ở da thường xuất hiện ở những vùng bị che nắng chứ không phải ở phần da tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Thậm chí, tỉ lệ mắc bệnh cũng như tử vong do các loại ung thư da ở các nước châu Âu thiếu ánh nắng còn cao hơn so với vùng xích đạo nơi nắng chiếu quanh năm.
Một nghiên cứu được đăng tải tại Tạp chí y khoa Journal of Preventive Medicine ở Mỹ đã chỉ ra: tiếp xúc với ánh nắng đầy đủ có thể làm giảm tỉ lệ tử vong vì ung thư vú và đại tràng cho người Mỹ khoảng hơn 30%.
Làm tinh thần vui tươi, sảng khoái: Ánh nắng đã tác dụng gián tiếp một cách tích cực đến mọi bộ phận trong cơ thể: “Làm tăng chuyển hoá, giảm chứng béo phì, giúp thận làm việc khoẻ mạnh, tăng chức năng thải độc cho gan, giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn và đặc biệt làm chúng ta cảm thấy vui vẻ, bớt u sầu và trầm cảm hơn. Nhiều người ở các vùng thiếu ánh nắng mặt trời đã mắc phải hội chứng “U sầu mùa đông” và phải dùng đến thuốc trầm cảm.
Bao nhiêu là đủ?
Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ cần phơi mặt ra ánh sáng mỗi ngày từ 10 - 20 phút có thể đã là đủ cho mỗi chúng ta. Cũng như với mọi món quà được thiên nhiên ban phát, chúng ta không được lạm dụng. Nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều, chúng ta có thể bị cảm nắng, hỏng mắt, bỏng da, cứng và khô da, làm da sần sùi, sạm da và cả tăng khả năng bị ung thư da.
Điều này cũng tương tự như uống nước nhiều có thể gây ngộ độc nước và cực đoan là chết đuối. Nói chung, tiếp xúc với ánh nắng theo chu kỳ ngắn và tốt nhất là vào buổi sáng sớm đã được khẳng định là an toàn và hiệu nghiệm từ bao đời nay. Hãy để mặt trời chiếu sáng nhiều hơn nơi ta ở, chỗ làm việc, bệnh viện, trường học..., việc này vừa giúp tiết kiệm năng lượng vừa làm chúng ta sống khỏe và ít bệnh tật hơn.
Theo TS.BS. Hoàng Xuân Ba
3.Track 03: Hành động xanhSự phục hưng của liệu pháp ánh sáng
Ánh sáng mặt trời đã được chứng minh có tác dụng phòng và chữa bệnh còi xương từ năm 1919 bởi Hudschinsky, chỉ bằng khả năng quan sát và phân tích nhạy bén của bản thân ông.
Trước đó, năm 1863, trong cuốn sách: “Chứng yếu phổi và làm thế nào để phổi khỏe hơn”, bác sỹ Dio Lewis đã viết trong một chương ngắn về tác dụng của ánh sáng mặt trời với đoạn như sau: “Tôi đã giúp rất nhiều người bị rối loạn tiêu hoá, đau thần kinh, thấp khớp, người mắc các bệnh tưởng trở lại với cuộc sống bình thường bằng cách cho họ tắm nắng”.
Mặc dù đã có những phát hiện và thành quả trong việc ứng dụng ánh nắng mặt trời để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, y học không chú trọng vấn đề này trong gần hết thế kỷ 20. Cho đến những năm cuối thế kỷ 20, khi nhiều người đã hiểu được rằng con ngườikhông thể vượt mặt và thay thế được thiên nhiên trong nhiều lĩnh vực, trong đó có y học.
Một làn sóng quay về tìm hiểu và ứng dụng các sản phẩm thiên nhiên để phòng và chữa bệnh đã xuất hiện ở các nước phát triển và ánh nắng mặt trời đã được tôn vinh trở lại như một anh hùng với sức khỏe con người chứ không phải là tội đồ chỉ gây ung thư và bệnh tật như chúng ta vẫn thường được cảnh báo trước đây.
Những lợi ích từ ánh sáng mặt trời
Khỏe xương: Một lợi ích vô cùng to lớn của ánh nắng mặt trời là giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ canxi và vận chuyển canxi.
Một nghiên cứu ở Anh đã cho thấy, những người cao tuổi bị gãy xương khớp háng, có tới hơn 40% bị thiếu hụt vitamin D trong cơ thể. Lối sống và làm việc trong văn phòng nhiều, thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đã được coi là một trong các nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ người bị loãng xương trước tuổi.
Các vận động viên thể thao thời Hy Lạp cổ đã biết phơi nắng để tăng sức khoẻ của cơ bắp. Các bà mẹ tắm nắng đều đặn trong quá trình mang thai còn giúp thai nhi phát triển tốt, tăng chất lượng của sữa và phòng được các chứng bệnh hay gặp như mệt mỏi, đau lưng, nôn mửa, chán ăn, hoảng loạn và dễ bị xúc động mạnh.
Tăng cường cho hệ miễn dịch: Với cơ thể, một số nghiên cứu đã cho thấy tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làm tăng số lượng các bạch cầu, các kháng thể miễn dịch và đặc biệt là khả năng vận chuyển, tiếp chuyển ôxy của hồng cầu để giúp cơ thể tiêu diệt các siêu vi trùng và các vi khuẩn yếm khí.
Các bệnh như cảm cúm, viêm phổi và lao phổi thường xuất hiện, chuyển biến xấu hơn và gây tử vong nhiều hơn ở những mùa thiếu ánh sáng mặt trời, cả ở những vùng ấm áp. Tắm nắng đã được sử dụng như một phương pháp hữu hiệu để điều trị các dạng lao: hạch, phổi, xương và các vết thương bị nhiễm trùng từ đầu thế kỷ 19 ở châu Âu.
Tốt cho sức khỏe tim mạch: Ánh nắng mặt trời còn như bài thể dục hữu hiệu cho trái tim. Những người sống trường thọ ở một số vùng thuộc Trung Á thường sinh hoạt ở ngoài trời hằng ngày, có nghĩa là họ đã được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn. Ánh sáng mặt trời đã được chứng minh là làm tăng lưu thông máu, đặc biệt ở các tĩnh mạch, giảm cholesterol và nhu cầu tiêu thụ ôxy ở cơ tim, giúp điều hoà huyết áp.
Làm khỏe da: Ánh sáng mặt trời cũng đã được xác nhận là giúp da khỏe mạnh và phòng cũng như giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm (viêm da), vảy nến và trứng cá. Các bác sĩ ở Mỹ đã thấy rằng những bộ tộc người da đỏ, sống hoang dã trong điều kiện thiên nhiên, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hầu như rất ít bị các bệnh ngoài da vốn rất phổ biến trong các đô thị hiện đại.
Phòng ung thư: Một số trong chúng ta còn nhiễm bệnh “kỳ thị ánh nắng”, không hề biết rằng ung thư hắc tố ở da thường xuất hiện ở những vùng bị che nắng chứ không phải ở phần da tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Thậm chí, tỉ lệ mắc bệnh cũng như tử vong do các loại ung thư da ở các nước châu Âu thiếu ánh nắng còn cao hơn so với vùng xích đạo nơi nắng chiếu quanh năm.
Một nghiên cứu được đăng tải tại Tạp chí y khoa Journal of Preventive Medicine ở Mỹ đã chỉ ra: tiếp xúc với ánh nắng đầy đủ có thể làm giảm tỉ lệ tử vong vì ung thư vú và đại tràng cho người Mỹ khoảng hơn 30%.
Làm tinh thần vui tươi, sảng khoái: Ánh nắng đã tác dụng gián tiếp một cách tích cực đến mọi bộ phận trong cơ thể: “Làm tăng chuyển hoá, giảm chứng béo phì, giúp thận làm việc khoẻ mạnh, tăng chức năng thải độc cho gan, giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn và đặc biệt làm chúng ta cảm thấy vui vẻ, bớt u sầu và trầm cảm hơn. Nhiều người ở các vùng thiếu ánh nắng mặt trời đã mắc phải hội chứng “U sầu mùa đông” và phải dùng đến thuốc trầm cảm.
Bao nhiêu là đủ?
Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ cần phơi mặt ra ánh sáng mỗi ngày từ 10 - 20 phút có thể đã là đủ cho mỗi chúng ta. Cũng như với mọi món quà được thiên nhiên ban phát, chúng ta không được lạm dụng. Nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều, chúng ta có thể bị cảm nắng, hỏng mắt, bỏng da, cứng và khô da, làm da sần sùi, sạm da và cả tăng khả năng bị ung thư da.
Điều này cũng tương tự như uống nước nhiều có thể gây ngộ độc nước và cực đoan là chết đuối. Nói chung, tiếp xúc với ánh nắng theo chu kỳ ngắn và tốt nhất là vào buổi sáng sớm đã được khẳng định là an toàn và hiệu nghiệm từ bao đời nay. Hãy để mặt trời chiếu sáng nhiều hơn nơi ta ở, chỗ làm việc, bệnh viện, trường học..., việc này vừa giúp tiết kiệm năng lượng vừa làm chúng ta sống khỏe và ít bệnh tật hơn.
Theo TS.BS. Hoàng Xuân Ba
Triết gia Hy Lạp cổ đại Pytago từng chủ trương ăn chay, vì ông cho rằng con người chỉ có thể hấp thụ trực tiếp năng lượng từ ánh nắng mặt trời qua thực phẩm thực vật, còn hấp thụ qua thực phẩm động vật là hấp thụ gián tiếp do đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển hóa. Điều đó cho thấy từ thời cổ đại, con người đã biết ánh nắng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng thực sự có ích cho sức khỏe.
Cho đến khi khoa học phát triển, những tác động của ánh nắng mặt trời đến sức khỏemới được con người biết đến một cách chính xác và phong phú hơn.
Với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện nghiên cứu hiện đại, các nhà khoa học đã từng bước cụ thể hóa được những lợi ích cũng như tác hại của nguồn năng lượng này, tạo cơ sở khoa học cho những ứng dụng nhằm mục đích tăng cường sức khỏe cũng như cải thiện điều kiện sống của con người.
Riêng đối với lĩnh vực sức khỏe, ánh nắng mặt trời có ảnh hưởng tích cực đến mặt thể chất lẫn tinh thần.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, ánh nắng mặt trời có khả năng giúp chúng ta phòng tránh được nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư vú, ruột kết, bàng quang, buồng trứng, cổ tử cung, dạ dày, tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên rất dồi dào, có khả năng tăng cường hệ miễn nhiễm, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hệ thần kinh, giúp cải thiện chức năng insulin, từ đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường, giúp hệ xương và cơ bắp chắc khỏe.
Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, mặc dù có hại, song nếu chúng ta biết cách hấp thụ thì có thể giúp cơ thể chuyển hoá hoạt chất ergosterol (một hợp chất hữu cơ tự nhiên trên da) thành vitamin D có lợi cho sức khỏe.
Theo đó, mỗi ngày chỉ cần tắm nắng hoặc ở ngoài trời khoảng 15 phút, cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ được một lượng vitamin D vừa đủ cho nhu cầu trong 24 giờ. Nếu thiếu vitamin D, nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm như bệnh xơ cứng rải rác, thấp khớp, loãng xương, tiểu đường...sẽ rất cao.
Về mặt tinh thần, ánh nắng mặt trời có thể giúp giải phóng áp lực, kích thích tinh thần sảng khoái và chống suy nhược. Thống kê của các nhà khoa học từ Viện sức khỏe cộng đồng ở Boston (Hoa Kì) cho thấy, tỉ lệ bệnh nhân mắc chứng "rối loạn khí sắc theo mùa" vào mùa đông cao hơn những mùa khác trong năm.
Đó là chưa kể ánh nắng mặt trời còn có khả năng kích thích tuyến yên ở não, vốn được xem là "con mắt thứ ba" của hệ thần kinh, sản xuất các hợp chất tryptamin và melatonin, có tác dụng giúp tinh thần phấn chấn và cơ thể dễ thích nghi hơn với những thay đổi bất thường của điều kiện thời tiết bên ngoài.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực kể trên, ánh nắng mặt trời cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, mà điển hình là ảnh hưởng xấu đến làn da. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, thông thường khi bị ánh nắng mặt trời tác động, các tế bào da hoặc sẽ chết đi, hoặc sẽ tự phục hồi bằng cách tự tiêu diệt các ADN bị hư hại. Tuy nhiên, do có những tế bào không có khả năng tự tiêu diệt các ADN bị bệnh nên chúng có thể phát triển thành những tế bào gây ung thư nguy hiểm.
Biểu hiện bước đầu của các khối u ác tính trên cơ thể do tác động của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời là sự xuất hiện bất thường của những đốm, vết nhỏ có màu đen hoặc đỏ, chủ yếu những phần lưng trên và tứ chi. Cũng có trường hợp các khối u hoặc bớt bẩm sinh trên cơ thể bỗng dưng thay đổi về màu sắc, kích cỡ, hay bị chảy máu, đau, ngứa, rát...
Dưới tác động thái quá của ánh nắng mặt trời, các biểu hiện nói trên sẽ càng dễ xảy ra hơn, nhất là với những người từng có tiền sử về bệnh này. Ngoài các bệnh về da, sự tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời còn gây ra một số bệnh nguy hiểm khác như đục nhân mắt, dị ứng, phát ban đỏ với nhiều hình thái khác nhau...
Nói tóm lại, ánh nắng mặt trời vừa mang lại lợi ích, vừa mang lại tác hại cho sức khỏe, song lợi hay hại là do tự mỗi người quyết định thông qua cách chủ động tiếp xúc với nguồn năng lượng này như thế nào. Tốt nhất là chúng ta nên tập thể dục, đi bộ ngoài trời mỗi ngày chừng 20 phút vào mỗi buổi sáng sớm.
Theo Hoài An
Cho đến khi khoa học phát triển, những tác động của ánh nắng mặt trời đến sức khỏemới được con người biết đến một cách chính xác và phong phú hơn.
Với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện nghiên cứu hiện đại, các nhà khoa học đã từng bước cụ thể hóa được những lợi ích cũng như tác hại của nguồn năng lượng này, tạo cơ sở khoa học cho những ứng dụng nhằm mục đích tăng cường sức khỏe cũng như cải thiện điều kiện sống của con người.
Riêng đối với lĩnh vực sức khỏe, ánh nắng mặt trời có ảnh hưởng tích cực đến mặt thể chất lẫn tinh thần.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, ánh nắng mặt trời có khả năng giúp chúng ta phòng tránh được nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư vú, ruột kết, bàng quang, buồng trứng, cổ tử cung, dạ dày, tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên rất dồi dào, có khả năng tăng cường hệ miễn nhiễm, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hệ thần kinh, giúp cải thiện chức năng insulin, từ đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường, giúp hệ xương và cơ bắp chắc khỏe.
Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, mặc dù có hại, song nếu chúng ta biết cách hấp thụ thì có thể giúp cơ thể chuyển hoá hoạt chất ergosterol (một hợp chất hữu cơ tự nhiên trên da) thành vitamin D có lợi cho sức khỏe.
Theo đó, mỗi ngày chỉ cần tắm nắng hoặc ở ngoài trời khoảng 15 phút, cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ được một lượng vitamin D vừa đủ cho nhu cầu trong 24 giờ. Nếu thiếu vitamin D, nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm như bệnh xơ cứng rải rác, thấp khớp, loãng xương, tiểu đường...sẽ rất cao.
Về mặt tinh thần, ánh nắng mặt trời có thể giúp giải phóng áp lực, kích thích tinh thần sảng khoái và chống suy nhược. Thống kê của các nhà khoa học từ Viện sức khỏe cộng đồng ở Boston (Hoa Kì) cho thấy, tỉ lệ bệnh nhân mắc chứng "rối loạn khí sắc theo mùa" vào mùa đông cao hơn những mùa khác trong năm.
Đó là chưa kể ánh nắng mặt trời còn có khả năng kích thích tuyến yên ở não, vốn được xem là "con mắt thứ ba" của hệ thần kinh, sản xuất các hợp chất tryptamin và melatonin, có tác dụng giúp tinh thần phấn chấn và cơ thể dễ thích nghi hơn với những thay đổi bất thường của điều kiện thời tiết bên ngoài.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực kể trên, ánh nắng mặt trời cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, mà điển hình là ảnh hưởng xấu đến làn da. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, thông thường khi bị ánh nắng mặt trời tác động, các tế bào da hoặc sẽ chết đi, hoặc sẽ tự phục hồi bằng cách tự tiêu diệt các ADN bị hư hại. Tuy nhiên, do có những tế bào không có khả năng tự tiêu diệt các ADN bị bệnh nên chúng có thể phát triển thành những tế bào gây ung thư nguy hiểm.
Biểu hiện bước đầu của các khối u ác tính trên cơ thể do tác động của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời là sự xuất hiện bất thường của những đốm, vết nhỏ có màu đen hoặc đỏ, chủ yếu những phần lưng trên và tứ chi. Cũng có trường hợp các khối u hoặc bớt bẩm sinh trên cơ thể bỗng dưng thay đổi về màu sắc, kích cỡ, hay bị chảy máu, đau, ngứa, rát...
Dưới tác động thái quá của ánh nắng mặt trời, các biểu hiện nói trên sẽ càng dễ xảy ra hơn, nhất là với những người từng có tiền sử về bệnh này. Ngoài các bệnh về da, sự tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời còn gây ra một số bệnh nguy hiểm khác như đục nhân mắt, dị ứng, phát ban đỏ với nhiều hình thái khác nhau...
Nói tóm lại, ánh nắng mặt trời vừa mang lại lợi ích, vừa mang lại tác hại cho sức khỏe, song lợi hay hại là do tự mỗi người quyết định thông qua cách chủ động tiếp xúc với nguồn năng lượng này như thế nào. Tốt nhất là chúng ta nên tập thể dục, đi bộ ngoài trời mỗi ngày chừng 20 phút vào mỗi buổi sáng sớm.
Theo Hoài An
Trả lời