1.Track 01: Lăng kính xanh
1. Bố mẹ hổ vàng sinh con hổ trắng
Ngày 25-7, một cặp "vợ chồng" hổ vàng ở Khu sinh thái trại bò thuộc xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã sinh được ba hổ con, gồm một con hổ trắng và hai con hổ vàng.
Anh Nguyễn Sĩ Quyết, phó giám đốc Khu sinh thái trại bò thuộc xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu (Nghệ An), cho biết: "Mờ sáng 25-7, lúc nhân công đến cho cặp "vợ chồng" hổ vàng ăn sáng thì thấy hổ mẹ đã sinh ba hổ con, gồm một con hổ trắng và hai con hổ vàng. Do chăm sóc cẩn thận hổ mẹ từ khi mang thai và đoán được ngày sinh của nó, vì thế mới nhử nó vào nghỉ tại khu ép (chuồng xây) bên cạnh khu chơi (chuồng hoang dã). Đúng như dự đoán, hổ mẹ đã sinh.
Điều ngạc nhiên là trong ba chú hổ mới sinh có hai hổ con màu vàng giống hệt hổ bố mẹ. Riêng có một hổ con màu trắng. Theo anh Quyết, hiện tượng này rất hiếm.
2. Việt Nam còn yếu kém trong bảo vệ động vật hoang dã
Theo báo cáo của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF), Việt Nam là một trong ba quốc gia tỏ ra kém hiệu quả nhất thế giới trong việc ngăn chặn nạn buôn bán bộ phận động vật hoang dã.
Báo cáo cho biết WWF đã khảo sát tại 23 quốc gia ở châu Âu và châu Á, nơi hoạt động buôn bán ngà voi, sừng tê giác và xương hổ diễn ra sôi động nhất. Đó là những địa chỉ về nguồn cung cấp, điểm trung chuyển và điểm đến của ngà voi, sừng tê giác và xương hổ. Ở từng nước khảo sát, WWF cho điểm xanh, vàng và đỏ với từng động vật trên.
Dấu xanh là có tiến bộ, dấu vàng là thất bại một phần và dấu đỏ là thất bại toàn diện. WWF đánh hai dấu đỏ đối với Việt Nam, Lào và Mozambique. Điều đó có nghĩa đây là ba quốc gia bị đánh giá yếu kém nhất trong việc chống lại nạn buôn bán bộ phận động vật hoang dã. Việt Nam có hai dấu đỏ đối với tê giác và hổ.
Theo WWF, Việt Nam là quốc gia khách hàng lớn nhất của sừng tê giác. Trong năm 2011, có tới 448 tê giác Nam Phi bị sát hại để lấy sừng. Một con số kỷ lục! Tính từ đầu năm 2012 đến nay, Nam Phi đã mất thêm 262 con tê giác. Theo WWF, Mozambique đã thất bại trong việc ngăn chặn công dân nước mình săn tê giác ở Nam Phi và cũng không kiểm soát được hoạt động buôn bán ngà voi. WWF ghi nhận Việt Nam đã nhiều lần thu giữ sừng tê giác từ buôn bán bất hợp pháp trong giai đoạn 2004-2008, nhưng từ đó đến nay chưa thực hiện được đợt thu giữ nào đáng kể. WWF cho rằng Chính phủ Việt Nam cần đưa ra các quy định pháp luật tập trung vào việc ngăn chặn buôn bán sừng tê giác, đồng thời xóa bỏ những lỗ hổng pháp lý đang tạo điều kiện cho việc buôn bán và tiêu thụ này phát triển mạnh. Chính phủ Việt Nam cũng cần có những biện pháp giám sát những kẻ từng bị phát hiện mua bán hoặc tiêu thụ sừng tê giác. Chuyên gia WWF Wendy Elliott cho biết nhu cầu sừng tê giác ở Việt Nam xuất phát từ tin đồn vô căn cứ là sừng tê giác có thể giúp trị bệnh ung thư. Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy sừng tê giác không hề có công dụng này.
WWF cũng đánh giá Việt Nam là chưa công bố được rõ ràng các biện pháp để tuân thủ quy định cấm nuôi hổ vì mục đích y tế. Về voi, Việt Nam nhận một dấu vàng. Theo WWF, Việt Nam chủ yếu là điểm trung chuyển ngà voi từ châu Phi sang Trung Quốc. Tuy ghi nhận Việt Nam đã có một số tiến bộ, trong đó có việc thu giữ hơn 10.000kg ngà voi từ năm 2009-2011, nhưng theo WWF, các quy định pháp lý về việc cấm buôn bán ngà voi của Việt Nam vẫn còn khá sơ sài.
3. Việt Nam dẫn đầu về mua bán động vật hoang dã
Đây là nhận định của Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) trong bản báo cáo đầu tiên của tổ chức này về việc bảo vệ tê giác, hổ và voi tại 23 quốc gia châu Á và châu Phi, được AP trích dẫn hôm nay 23-7.
Trung Quốc (một trong những thị trường lớn nhất về mua bán các sản phẩm động vật hoang dã) và Lào lần lượt xếp thứ hai và thứ ba, theo AP.
Trong bản báo cáo dài 35 trang này, WWF cho biết Việt Nam là “điểm đến phổ biến” của sừng tê giác buôn lậu từ Nam Phi, nơi mà năm ngoái hơn 448 con tê giác đã bị sát hại để lấy sừng và năm nay tiếp tục mất thêm 262 tê giác.
Báo cáo này tập trung vào các quốc gia có động vật quý hiếm nằm trong tầm ngắm của những tay buôn lậu.
Hãng tin AP dẫn lời Học viện Brookings ở Washington Mỹ cho rằng ngành công nghiệp buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trị giá từ 8 đến 10 tỉ USD mỗi năm chỉ tính riêng ở thị trường châu Á.
Nhiều khách hàng tại châu Á thường đặt mua các sản phẩm động vật hoang dã với mục đích chữa bệnh.
2.Track 02: Kết nối xanhNgày 25-7, một cặp "vợ chồng" hổ vàng ở Khu sinh thái trại bò thuộc xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã sinh được ba hổ con, gồm một con hổ trắng và hai con hổ vàng.
Anh Nguyễn Sĩ Quyết, phó giám đốc Khu sinh thái trại bò thuộc xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu (Nghệ An), cho biết: "Mờ sáng 25-7, lúc nhân công đến cho cặp "vợ chồng" hổ vàng ăn sáng thì thấy hổ mẹ đã sinh ba hổ con, gồm một con hổ trắng và hai con hổ vàng. Do chăm sóc cẩn thận hổ mẹ từ khi mang thai và đoán được ngày sinh của nó, vì thế mới nhử nó vào nghỉ tại khu ép (chuồng xây) bên cạnh khu chơi (chuồng hoang dã). Đúng như dự đoán, hổ mẹ đã sinh.
Điều ngạc nhiên là trong ba chú hổ mới sinh có hai hổ con màu vàng giống hệt hổ bố mẹ. Riêng có một hổ con màu trắng. Theo anh Quyết, hiện tượng này rất hiếm.
2. Việt Nam còn yếu kém trong bảo vệ động vật hoang dã
Theo báo cáo của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF), Việt Nam là một trong ba quốc gia tỏ ra kém hiệu quả nhất thế giới trong việc ngăn chặn nạn buôn bán bộ phận động vật hoang dã.
Báo cáo cho biết WWF đã khảo sát tại 23 quốc gia ở châu Âu và châu Á, nơi hoạt động buôn bán ngà voi, sừng tê giác và xương hổ diễn ra sôi động nhất. Đó là những địa chỉ về nguồn cung cấp, điểm trung chuyển và điểm đến của ngà voi, sừng tê giác và xương hổ. Ở từng nước khảo sát, WWF cho điểm xanh, vàng và đỏ với từng động vật trên.
Dấu xanh là có tiến bộ, dấu vàng là thất bại một phần và dấu đỏ là thất bại toàn diện. WWF đánh hai dấu đỏ đối với Việt Nam, Lào và Mozambique. Điều đó có nghĩa đây là ba quốc gia bị đánh giá yếu kém nhất trong việc chống lại nạn buôn bán bộ phận động vật hoang dã. Việt Nam có hai dấu đỏ đối với tê giác và hổ.
Theo WWF, Việt Nam là quốc gia khách hàng lớn nhất của sừng tê giác. Trong năm 2011, có tới 448 tê giác Nam Phi bị sát hại để lấy sừng. Một con số kỷ lục! Tính từ đầu năm 2012 đến nay, Nam Phi đã mất thêm 262 con tê giác. Theo WWF, Mozambique đã thất bại trong việc ngăn chặn công dân nước mình săn tê giác ở Nam Phi và cũng không kiểm soát được hoạt động buôn bán ngà voi. WWF ghi nhận Việt Nam đã nhiều lần thu giữ sừng tê giác từ buôn bán bất hợp pháp trong giai đoạn 2004-2008, nhưng từ đó đến nay chưa thực hiện được đợt thu giữ nào đáng kể. WWF cho rằng Chính phủ Việt Nam cần đưa ra các quy định pháp luật tập trung vào việc ngăn chặn buôn bán sừng tê giác, đồng thời xóa bỏ những lỗ hổng pháp lý đang tạo điều kiện cho việc buôn bán và tiêu thụ này phát triển mạnh. Chính phủ Việt Nam cũng cần có những biện pháp giám sát những kẻ từng bị phát hiện mua bán hoặc tiêu thụ sừng tê giác. Chuyên gia WWF Wendy Elliott cho biết nhu cầu sừng tê giác ở Việt Nam xuất phát từ tin đồn vô căn cứ là sừng tê giác có thể giúp trị bệnh ung thư. Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy sừng tê giác không hề có công dụng này.
WWF cũng đánh giá Việt Nam là chưa công bố được rõ ràng các biện pháp để tuân thủ quy định cấm nuôi hổ vì mục đích y tế. Về voi, Việt Nam nhận một dấu vàng. Theo WWF, Việt Nam chủ yếu là điểm trung chuyển ngà voi từ châu Phi sang Trung Quốc. Tuy ghi nhận Việt Nam đã có một số tiến bộ, trong đó có việc thu giữ hơn 10.000kg ngà voi từ năm 2009-2011, nhưng theo WWF, các quy định pháp lý về việc cấm buôn bán ngà voi của Việt Nam vẫn còn khá sơ sài.
3. Việt Nam dẫn đầu về mua bán động vật hoang dã
Đây là nhận định của Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) trong bản báo cáo đầu tiên của tổ chức này về việc bảo vệ tê giác, hổ và voi tại 23 quốc gia châu Á và châu Phi, được AP trích dẫn hôm nay 23-7.
Trung Quốc (một trong những thị trường lớn nhất về mua bán các sản phẩm động vật hoang dã) và Lào lần lượt xếp thứ hai và thứ ba, theo AP.
Trong bản báo cáo dài 35 trang này, WWF cho biết Việt Nam là “điểm đến phổ biến” của sừng tê giác buôn lậu từ Nam Phi, nơi mà năm ngoái hơn 448 con tê giác đã bị sát hại để lấy sừng và năm nay tiếp tục mất thêm 262 tê giác.
Báo cáo này tập trung vào các quốc gia có động vật quý hiếm nằm trong tầm ngắm của những tay buôn lậu.
Hãng tin AP dẫn lời Học viện Brookings ở Washington Mỹ cho rằng ngành công nghiệp buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trị giá từ 8 đến 10 tỉ USD mỗi năm chỉ tính riêng ở thị trường châu Á.
Nhiều khách hàng tại châu Á thường đặt mua các sản phẩm động vật hoang dã với mục đích chữa bệnh.
Hổ, còn gọi là cọp, hùm, ông ba mươi (danh pháp hai phần: Panthera tigris) là một loài động vật có vú thuộc họ Mèo (Felidae), một trong bốn loại "mèo lớn" thuộc chi Panthera[4]. Hổ là một loại thú dữ ăn thịt sống.
Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ (là những khu vực mà khả năng ngụy trang của chúng phù hợp nhất). Trong số các loại mèo khổng lồ, chỉ có hổ và báo đốm Mỹ (jaguar) là bơi tốt, và thông thường người ta hay thấy hổ tắm trong ao, hồ và sông. Hổ kém mèo về khả năng leo trèo. Hổ đi săn đơn lẻ, thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu, v.v. Tuy nhiên chúng cũng có thể bắt các loại mồi cỡ to hay nhỏ hơn nếu hoàn cảnh cho phép. Hổ là một trong số nhiều loài động vật ăn thịt nằm ở mắt xích cuối cùng của các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên.
Các nòi khác nhau của hổ có một số đặc trưng khác nhau. Nói chung, hổ đực có khối lượng từ 150 đến 310 kilôgam (330 lb tới 680 lb) và hổ cái từ 100 đến 160 kg (220 lb và 350 lb). Hổ đực dài từ 2,6 đến 3,3 m (8'6" tới 10'9"), còn hổ cái từ 2,3 đến 2,75 mét (7'6" đến 9'). Hổ Siberi (Panthera tigris altaica) đực lớn có thể đạt chiều dài tổng cộng 3,5 ;m "trên các đường cong" (3,3 m "giữa các chốt") và cân nặng 306 kg. Trong các nòi hổ phổ biến, hổ Sumatra là nhỏ nhất với những cá thể nhỏ nhất chỉ cân nặng 75–140 kg.
Màu của chúng có thể là bất kỳ màu nào trong khoảng từ vàng đến đỏ-da cam, với những khu vực màu trắng trên ngực, cổ, cũng như phần bên trong của chân. Một biến thể gen lặn phổ biến là Hổ trắng, có thể xuất hiện với sự tổ hợp phù hợp của bố mẹ chúng, chúng không phải là những con thú bạch tạng. Hổ đen hay hổ nhiễm hắc tố cũng được thông báo là có, nhưng chưa có các mẫu sống kiểm chứng. Ngoài ra còn tồn tại nòi hổ khoang vàng (còn gọi là "hổ vàng" hay "hổ khoang") chúng có màu vàng nhưng nhạt hơn màu của hổ bình thường, và các vằn là màu nâu. Biến thể về màu sắc này rất hiếm, chỉ có một nhóm nhỏ hổ khoang vàng tồn tại và đều trong tình trạng bị giam cầm. Trong các tài liệu cổ có nhắc đến hổ 'lam', thực ra là có tông màu xám bạc, mặc dù chưa có chứng cứ tin cậy.
Các vằn của phần lớn các nòi hổ dao động trong khoảng nâu/xám tới đen thuần, mặc dù hổ trắng có rất ít các vằn. Hình dạng và mật độ các vằn thay đổi theo từng nòi, nhưng phần lớn các nòi đều có trên 100 vằn. Hổ Java nay đã tuyệt chủng có thể có nhiều hơn. Các mẫu vằn là duy nhất cho từng cá thể, và vì thế có thể sử dụng để xác định từng cá thể giống như mẫu vân tay ở người. Tuy nhiên điều này không phải là phương pháp được ưa thích để xác định, vì sự khó khăn trong việc ghi chép các mẫu vằn của hổ hoang dã. Mục đích của các vằn có lẽ là để ngụy trang, giúp chúng coi là ẩn đối với các con mồi (có rất ít các loài thú có cảm giác màu như con người, vì thế màu sắc chưa hẳn đã là vấn đề quan trọng như người ta vẫn nghĩ).
Nước miếng của hổ có thể khử trùng nên hổ thường liếm những chỗ bị thương. Hổ đực và hổ cái sống với nhau có lãnh thổ có thể rông lên tới 160 km. Con mồi của hồ thường là nai, trâu, lợn... Một con hổ trung bình có thể ăn tới 27 kg một ngày và có thể nhịn ăn khoảng 2 hoặc 3 ngày. Răng nanh của hổ, có thể dài tới 7,5 cm, dùng để gặm xương một cách dễ dàng. Một con hổ ba tuổi có thể giao phối và sinh sản, hổ cái mang thai khoảng 102-106 ngày gần giống như loài người. Mỗi lứa sinh khoảng từ 2-3 con, khả năng tử vong của hổ con khi chào đời tương đối cao, khi sinh hổ con không thể nhìn.
Hổ chế ngự con mồi của chúng từ mọi góc, thông thường từ những cuộc tập kích và cắn cổ, thông thường là để làm gãy cột sống hay khí quản của con mồi, hay làm tổn thương tĩnh mạch hoặc động mạch cảnh.
Là một con thú bơi lội giỏi, hổ có khả năng giết chết con mồi ngay cả khi chúng đang bơi. Một số con hổ thậm chí phục kích cả các con thuyền để bắt người hay cá của họ.
Có chín nòi (phân loài) hổ khác nhau, ba trong số đó đã tuyệt chủng và một có thể cũng sẽ tuyệt chủng trong tương lai gần. Cụ thể như sau:
Panthera tigris altaica - hổ Siberi hay hổ Amur, hổ Mãn Châu.
Panthera tigris amoyensis - hổ Hoa Nam.
Panthera tigris balica - hổ Bali (tuyệt chủng).
Panthera tigris corbetti - hổ Đông Dương (còn gọi là hổ Corbet).
Panthera tigris jacksoni - hổ Mã Lai.
Panthera tigris sondaica - hổ Java (tuyệt chủng).
Panthera tigris sumatrae - hổ Sumatra.
Panthera tigris tigris - hổ Bengal.
Panthera tigris virgata - hổ Caspi hay hổ Ba Tư (tuyệt chủng).
Khu vực sinh sống trong lịch sử của chúng (thu nhỏ một cách đáng kể ngày nay) chạy từ Nga, Siberi, Iran, Afghanistan, Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á, bao gồm cả quần đảo Indonesia. Dưới đây là các nòi còn sống sót, theo trật tự tăng dần của quần thể hoang dã:
Hổ Hoa Nam 华南虎 (Panthera tigris amoyensis, chữ amoyensis trong tên khoa học của nó xuất xứ từ tên địa danh Amoy, còn gọi là Xiamen tức Hạ Môn), là nòi đang nằm trong tình trạng nguy hiểm nhất, và gần như sẽ trở thành tuyệt chủng. Có thể là con hổ hoang cuối cùng được biết đến ở miền nam Trung Quốc đã bị bắn hạ vào năm 1994, và trong hai mươi năm gần đây nhất người ta không nhìn thấy một con hổ còn sống nào trong khu vực sinh sống của chúng. Năm 1959, Mao Trạch Đông tuyên bố rằng hổ là một con vật có hại, và số lượng của chúng đã nhanh chóng giảm từ khoảng 4.000 con xuống còn khoảng 200 con năm 1976. Năm 1977 chính phủ Trung Quốc sửa đổi lại luật, và cấm chỉ việc giết hổ hoang, nhưng điều này có lẽ đã quá muộn để có thể bảo vệ nòi này. Hiện tại còn 59 con còn đang bị nuôi nhốt, tất cả ở trong Trung Quốc, nhưng chúng chỉ sinh được có 6 con. Vì thế, tính đa dạng di truyền không được duy trì, làm cho khả năng tuyệt chủng vĩnh viễn trở nên rõ nét.
Hổ Sumatra (Panthera tigris sumatrae) tìm thấy ở đảo Sumatra (Indonesia). Quần thể hoang dã có khoảng 400 đến 500 con, nằm chủ yếu ở 5 vườn quốc gia trên đảo. Việc thử nghiệm gen gần đây đã phát hiện ra sự tồn tại của các dấu hiệu gen duy nhất, chỉ ra rằng nó có thể phát triển thành các loài riêng biệt, nếu nó không bị làm cho tuyệt chủng. Điều này dẫn tới giả thiết là hổ Sumatran có tầm quan trọng lớn hơn trong việc bảo tồn hơn bất kỳ một nòi nào khác. Sự phá hủy môi trường sống là mối đe dọa chính tới sự tồn tại của quần thể này (việc săn bắt thậm chí còn diễn ra trong các vườn quốc gia nằm dưới sự bảo vệ), 66 con đã bị bắn giết trong những năm từ 1998 tới 2000—gần 20% của tổng số hổ.
Hổ Siberi (Panthera tigris altaica), còn gọi là hổ Amur, hay hổ Mãn Châu(Trung Quốc gọi là hổ Đông Bắc 东北虎), gần như toàn bộ bị hãm trong những khu vực rất hạn chế của miền đông Nga, ở đó hiện nay chúng được bảo vệ. Trong tự nhiên có ít hơn 400 con (bây giờ đã tăng lên 540 con), và quần thể này về tương lai là khó tồn tại về mặt di truyền, do thảm họa tiềm ẩn của việc lai cùng dòng. Hổ Siberia là nòi hổ có kích thước lớn nhất với con đực thường dài trung bình 2,7 mét và nặng khoảng 290 kg, với bộ lông dày và những đường vằn lớn màu vàng nhạt.
Hổ Mã Lai (Panthera tigris jacksoni, đồng nghĩa: Panthera tigris malayensis), tiếng Mã Lai: Harimau Malaya), chỉ được tìm thấy tại khu vực phía nam của bán đảo Mã Lai. Cho đến tận năm 2004 nó đã không được công nhận là một phân loài hổ theo đúng nghĩa mà nó đáng được công nhận. Phân loại mới chỉ có sau khi diễn ra cuộc nghiên cứu của Luo S-J và ctv. từ Phòng thí nghiệm Đa dạng bộ Gen, một phần của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ. Hiện tại, người ta ước tính có khoảng 600-800 cá thể hổ Mã Lai trong tự nhiên, làm cho nó trở thành quần thể hổ lớn thứ ba, chỉ sau hổ Bengal và hổ Đông Dương. Tuy nhiên, nó vẫn là phân loài đang nguy cấp. Về kích thước, trọng lượng và sức mạnh thì nó gần giống như hổ Đông Dương.
Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti), được thấy ở Campuchia, Trung Quốc, Lào, Malaysia, Myanma, Thái Lan và Việt Nam. Quần thể ước tính của chúng là 1.200–1.800, có lẽ là ở mức thấp của khoảng này. Quần thể lớn nhất hiện nay ở Malaysia, là nơi việc săn bắn trộm bị kiểm soát chặt chẽ, nhưng tất cả các quần thể này nằm ở mức nguy hiểm cao do sự phân tán nơi sinh sống và lai cùng dòng. Tại Việt Nam, gần 3/4 lượng hổ đã bị giết để cung cấp nguồn cho y học Trung Quốc.
Hổ Bengal (Panthera tigris tigris) được tìm thấy trong rừng già và đồng cỏ của Bangladesh, Ấn Độ, Bhutan, Trung Quốc và Nepal. Nó là con vật quốc gia của cả Bangladesh và Ấn Độ. Quần thể hoang dã ước tính của chúng là dưới 2.000 con, phần lớn sống ở Ấn Độ và Bangladesh. Hổ thuộc nòi này phải chịu nhiều áp lực từ việc thu nhỏ môi trường sống tới việc săn bắn trộm; một số loại biệt dược của y học cổ truyền Trung Quốc (đặc biệt trong điều trị bệnh liệt dương) cần các bộ phận của hổ. Dự án Hổ, một dự án bảo tồn của Ấn Độ bắt đầu từ năm 1972, đạt được những thành công không đáng kể trong việc bảo vệ nòi này.
Không có nhiều hoá thạch của loài hổ được tìm thấy, ngoại trừ những hoá thạch tìm thấy hầu hết ở Đông Nam Á thuộc kỷ Pleistocene. Tuy nhiên, có những phần hoá thạch 100.000 năm tuổi của hổ tìm thấy ở Alaska. Có lẽ thông qua đường nối giữa Siberia và Alaska trong kỷ Băng hà, con hổ này thuộc quần thể hổ Bắc Mỹ của nòi hổ Siberia. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện mối tương đồng giữa xương hổ với loài sư tử châu Mỹ: một loài họ mèo tuyệt chủng đã thống trị vùng Bắc Mỹ khoảng 10.000 năm trước. Những phát hiện mâu thuẫn này dẫn đến một giả thuyết rằng loài sư tử châu Mỹ có nguồn gốc là một loài hổ lục địa mới. Những hoá thạch của loài hổ được khai quật được ở Nhật Bản cho thấy loài hổ Nhật Bản không lớn hơn các nòi hổ thuộc các đảo cùng thời kỳ. Hiện tượng này có lẽ là do mối tương quan giữa kích thước cơ thể và khoảng không gian trống cũng như mật độ con mồi không nhiều. Năm 2010, số lượng hổ ở Việt Nam chỉ còn vỏn vẹn 30 con và toàn khu vực sông Mê Kông chỉ còn khoảng 350 con hổ. Cả thế giới chỉ còn 3500 con hổ. Đối với Việt Nam năm 2010 cũng có thể là năm cuối cùng của hổ. Năm 2022, theo các dự đoán của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) hổ sẽ biến mất ở vùng sông Mê Kông.
Hổ Bali (Panthera tigris balica) đã có trên đảo Bali. Nòi hổ này bị săn bắn đến tuyệt chủng; con hổ Bali cuối cùng được cho là bị giết ở Sumbar Kima, tây Bali vào ngày 27 tháng 9, năm 1937; nó là một con hổ cái trưởng thành. Không có một con hổ Bali nào còn sống trong tình trạng nuôi nhốt. Hổ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo của đạo Hindu ở Bali.
Hổ Java (Panthera tigris sondaica) đã tồn tại trên đảo Java của Indonesia. Nòi này có lẽ đã tuyệt chủng từ những năm thập niên 1980, như là hậu quả của việc săn bắn và phá hủy môi trường sống, nhưng sự tuyệt chủng của chúng có thể diễn ra từ những năm 1950 trở đi (khi đó người ta cho rằng chỉ còn ít hơn 25 con trong tự nhiên). Con hổ cuối cùng được nhìn thấy năm 1979.
Hổ Caspi hay hổ Ba Tư (Panthera tigris virgata) đã tuyệt chủng từ những năm cuối thập niên 1960, với con cuối cùng được nhìn thấy vào năm 1968. Trước kia, chúng phân bố ở Afghanistan, Iran, Iraq, Pakistan, Liên Xô cũ và Thổ Nhĩ Kỳ.
3.Track 03: Hành động xanhPhần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ (là những khu vực mà khả năng ngụy trang của chúng phù hợp nhất). Trong số các loại mèo khổng lồ, chỉ có hổ và báo đốm Mỹ (jaguar) là bơi tốt, và thông thường người ta hay thấy hổ tắm trong ao, hồ và sông. Hổ kém mèo về khả năng leo trèo. Hổ đi săn đơn lẻ, thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu, v.v. Tuy nhiên chúng cũng có thể bắt các loại mồi cỡ to hay nhỏ hơn nếu hoàn cảnh cho phép. Hổ là một trong số nhiều loài động vật ăn thịt nằm ở mắt xích cuối cùng của các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên.
Các nòi khác nhau của hổ có một số đặc trưng khác nhau. Nói chung, hổ đực có khối lượng từ 150 đến 310 kilôgam (330 lb tới 680 lb) và hổ cái từ 100 đến 160 kg (220 lb và 350 lb). Hổ đực dài từ 2,6 đến 3,3 m (8'6" tới 10'9"), còn hổ cái từ 2,3 đến 2,75 mét (7'6" đến 9'). Hổ Siberi (Panthera tigris altaica) đực lớn có thể đạt chiều dài tổng cộng 3,5 ;m "trên các đường cong" (3,3 m "giữa các chốt") và cân nặng 306 kg. Trong các nòi hổ phổ biến, hổ Sumatra là nhỏ nhất với những cá thể nhỏ nhất chỉ cân nặng 75–140 kg.
Màu của chúng có thể là bất kỳ màu nào trong khoảng từ vàng đến đỏ-da cam, với những khu vực màu trắng trên ngực, cổ, cũng như phần bên trong của chân. Một biến thể gen lặn phổ biến là Hổ trắng, có thể xuất hiện với sự tổ hợp phù hợp của bố mẹ chúng, chúng không phải là những con thú bạch tạng. Hổ đen hay hổ nhiễm hắc tố cũng được thông báo là có, nhưng chưa có các mẫu sống kiểm chứng. Ngoài ra còn tồn tại nòi hổ khoang vàng (còn gọi là "hổ vàng" hay "hổ khoang") chúng có màu vàng nhưng nhạt hơn màu của hổ bình thường, và các vằn là màu nâu. Biến thể về màu sắc này rất hiếm, chỉ có một nhóm nhỏ hổ khoang vàng tồn tại và đều trong tình trạng bị giam cầm. Trong các tài liệu cổ có nhắc đến hổ 'lam', thực ra là có tông màu xám bạc, mặc dù chưa có chứng cứ tin cậy.
Các vằn của phần lớn các nòi hổ dao động trong khoảng nâu/xám tới đen thuần, mặc dù hổ trắng có rất ít các vằn. Hình dạng và mật độ các vằn thay đổi theo từng nòi, nhưng phần lớn các nòi đều có trên 100 vằn. Hổ Java nay đã tuyệt chủng có thể có nhiều hơn. Các mẫu vằn là duy nhất cho từng cá thể, và vì thế có thể sử dụng để xác định từng cá thể giống như mẫu vân tay ở người. Tuy nhiên điều này không phải là phương pháp được ưa thích để xác định, vì sự khó khăn trong việc ghi chép các mẫu vằn của hổ hoang dã. Mục đích của các vằn có lẽ là để ngụy trang, giúp chúng coi là ẩn đối với các con mồi (có rất ít các loài thú có cảm giác màu như con người, vì thế màu sắc chưa hẳn đã là vấn đề quan trọng như người ta vẫn nghĩ).
Nước miếng của hổ có thể khử trùng nên hổ thường liếm những chỗ bị thương. Hổ đực và hổ cái sống với nhau có lãnh thổ có thể rông lên tới 160 km. Con mồi của hồ thường là nai, trâu, lợn... Một con hổ trung bình có thể ăn tới 27 kg một ngày và có thể nhịn ăn khoảng 2 hoặc 3 ngày. Răng nanh của hổ, có thể dài tới 7,5 cm, dùng để gặm xương một cách dễ dàng. Một con hổ ba tuổi có thể giao phối và sinh sản, hổ cái mang thai khoảng 102-106 ngày gần giống như loài người. Mỗi lứa sinh khoảng từ 2-3 con, khả năng tử vong của hổ con khi chào đời tương đối cao, khi sinh hổ con không thể nhìn.
Hổ chế ngự con mồi của chúng từ mọi góc, thông thường từ những cuộc tập kích và cắn cổ, thông thường là để làm gãy cột sống hay khí quản của con mồi, hay làm tổn thương tĩnh mạch hoặc động mạch cảnh.
Là một con thú bơi lội giỏi, hổ có khả năng giết chết con mồi ngay cả khi chúng đang bơi. Một số con hổ thậm chí phục kích cả các con thuyền để bắt người hay cá của họ.
Có chín nòi (phân loài) hổ khác nhau, ba trong số đó đã tuyệt chủng và một có thể cũng sẽ tuyệt chủng trong tương lai gần. Cụ thể như sau:
Panthera tigris altaica - hổ Siberi hay hổ Amur, hổ Mãn Châu.
Panthera tigris amoyensis - hổ Hoa Nam.
Panthera tigris balica - hổ Bali (tuyệt chủng).
Panthera tigris corbetti - hổ Đông Dương (còn gọi là hổ Corbet).
Panthera tigris jacksoni - hổ Mã Lai.
Panthera tigris sondaica - hổ Java (tuyệt chủng).
Panthera tigris sumatrae - hổ Sumatra.
Panthera tigris tigris - hổ Bengal.
Panthera tigris virgata - hổ Caspi hay hổ Ba Tư (tuyệt chủng).
Khu vực sinh sống trong lịch sử của chúng (thu nhỏ một cách đáng kể ngày nay) chạy từ Nga, Siberi, Iran, Afghanistan, Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á, bao gồm cả quần đảo Indonesia. Dưới đây là các nòi còn sống sót, theo trật tự tăng dần của quần thể hoang dã:
Hổ Hoa Nam 华南虎 (Panthera tigris amoyensis, chữ amoyensis trong tên khoa học của nó xuất xứ từ tên địa danh Amoy, còn gọi là Xiamen tức Hạ Môn), là nòi đang nằm trong tình trạng nguy hiểm nhất, và gần như sẽ trở thành tuyệt chủng. Có thể là con hổ hoang cuối cùng được biết đến ở miền nam Trung Quốc đã bị bắn hạ vào năm 1994, và trong hai mươi năm gần đây nhất người ta không nhìn thấy một con hổ còn sống nào trong khu vực sinh sống của chúng. Năm 1959, Mao Trạch Đông tuyên bố rằng hổ là một con vật có hại, và số lượng của chúng đã nhanh chóng giảm từ khoảng 4.000 con xuống còn khoảng 200 con năm 1976. Năm 1977 chính phủ Trung Quốc sửa đổi lại luật, và cấm chỉ việc giết hổ hoang, nhưng điều này có lẽ đã quá muộn để có thể bảo vệ nòi này. Hiện tại còn 59 con còn đang bị nuôi nhốt, tất cả ở trong Trung Quốc, nhưng chúng chỉ sinh được có 6 con. Vì thế, tính đa dạng di truyền không được duy trì, làm cho khả năng tuyệt chủng vĩnh viễn trở nên rõ nét.
Hổ Sumatra (Panthera tigris sumatrae) tìm thấy ở đảo Sumatra (Indonesia). Quần thể hoang dã có khoảng 400 đến 500 con, nằm chủ yếu ở 5 vườn quốc gia trên đảo. Việc thử nghiệm gen gần đây đã phát hiện ra sự tồn tại của các dấu hiệu gen duy nhất, chỉ ra rằng nó có thể phát triển thành các loài riêng biệt, nếu nó không bị làm cho tuyệt chủng. Điều này dẫn tới giả thiết là hổ Sumatran có tầm quan trọng lớn hơn trong việc bảo tồn hơn bất kỳ một nòi nào khác. Sự phá hủy môi trường sống là mối đe dọa chính tới sự tồn tại của quần thể này (việc săn bắt thậm chí còn diễn ra trong các vườn quốc gia nằm dưới sự bảo vệ), 66 con đã bị bắn giết trong những năm từ 1998 tới 2000—gần 20% của tổng số hổ.
Hổ Siberi (Panthera tigris altaica), còn gọi là hổ Amur, hay hổ Mãn Châu(Trung Quốc gọi là hổ Đông Bắc 东北虎), gần như toàn bộ bị hãm trong những khu vực rất hạn chế của miền đông Nga, ở đó hiện nay chúng được bảo vệ. Trong tự nhiên có ít hơn 400 con (bây giờ đã tăng lên 540 con), và quần thể này về tương lai là khó tồn tại về mặt di truyền, do thảm họa tiềm ẩn của việc lai cùng dòng. Hổ Siberia là nòi hổ có kích thước lớn nhất với con đực thường dài trung bình 2,7 mét và nặng khoảng 290 kg, với bộ lông dày và những đường vằn lớn màu vàng nhạt.
Hổ Mã Lai (Panthera tigris jacksoni, đồng nghĩa: Panthera tigris malayensis), tiếng Mã Lai: Harimau Malaya), chỉ được tìm thấy tại khu vực phía nam của bán đảo Mã Lai. Cho đến tận năm 2004 nó đã không được công nhận là một phân loài hổ theo đúng nghĩa mà nó đáng được công nhận. Phân loại mới chỉ có sau khi diễn ra cuộc nghiên cứu của Luo S-J và ctv. từ Phòng thí nghiệm Đa dạng bộ Gen, một phần của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ. Hiện tại, người ta ước tính có khoảng 600-800 cá thể hổ Mã Lai trong tự nhiên, làm cho nó trở thành quần thể hổ lớn thứ ba, chỉ sau hổ Bengal và hổ Đông Dương. Tuy nhiên, nó vẫn là phân loài đang nguy cấp. Về kích thước, trọng lượng và sức mạnh thì nó gần giống như hổ Đông Dương.
Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti), được thấy ở Campuchia, Trung Quốc, Lào, Malaysia, Myanma, Thái Lan và Việt Nam. Quần thể ước tính của chúng là 1.200–1.800, có lẽ là ở mức thấp của khoảng này. Quần thể lớn nhất hiện nay ở Malaysia, là nơi việc săn bắn trộm bị kiểm soát chặt chẽ, nhưng tất cả các quần thể này nằm ở mức nguy hiểm cao do sự phân tán nơi sinh sống và lai cùng dòng. Tại Việt Nam, gần 3/4 lượng hổ đã bị giết để cung cấp nguồn cho y học Trung Quốc.
Hổ Bengal (Panthera tigris tigris) được tìm thấy trong rừng già và đồng cỏ của Bangladesh, Ấn Độ, Bhutan, Trung Quốc và Nepal. Nó là con vật quốc gia của cả Bangladesh và Ấn Độ. Quần thể hoang dã ước tính của chúng là dưới 2.000 con, phần lớn sống ở Ấn Độ và Bangladesh. Hổ thuộc nòi này phải chịu nhiều áp lực từ việc thu nhỏ môi trường sống tới việc săn bắn trộm; một số loại biệt dược của y học cổ truyền Trung Quốc (đặc biệt trong điều trị bệnh liệt dương) cần các bộ phận của hổ. Dự án Hổ, một dự án bảo tồn của Ấn Độ bắt đầu từ năm 1972, đạt được những thành công không đáng kể trong việc bảo vệ nòi này.
Không có nhiều hoá thạch của loài hổ được tìm thấy, ngoại trừ những hoá thạch tìm thấy hầu hết ở Đông Nam Á thuộc kỷ Pleistocene. Tuy nhiên, có những phần hoá thạch 100.000 năm tuổi của hổ tìm thấy ở Alaska. Có lẽ thông qua đường nối giữa Siberia và Alaska trong kỷ Băng hà, con hổ này thuộc quần thể hổ Bắc Mỹ của nòi hổ Siberia. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện mối tương đồng giữa xương hổ với loài sư tử châu Mỹ: một loài họ mèo tuyệt chủng đã thống trị vùng Bắc Mỹ khoảng 10.000 năm trước. Những phát hiện mâu thuẫn này dẫn đến một giả thuyết rằng loài sư tử châu Mỹ có nguồn gốc là một loài hổ lục địa mới. Những hoá thạch của loài hổ được khai quật được ở Nhật Bản cho thấy loài hổ Nhật Bản không lớn hơn các nòi hổ thuộc các đảo cùng thời kỳ. Hiện tượng này có lẽ là do mối tương quan giữa kích thước cơ thể và khoảng không gian trống cũng như mật độ con mồi không nhiều. Năm 2010, số lượng hổ ở Việt Nam chỉ còn vỏn vẹn 30 con và toàn khu vực sông Mê Kông chỉ còn khoảng 350 con hổ. Cả thế giới chỉ còn 3500 con hổ. Đối với Việt Nam năm 2010 cũng có thể là năm cuối cùng của hổ. Năm 2022, theo các dự đoán của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) hổ sẽ biến mất ở vùng sông Mê Kông.
Hổ Bali (Panthera tigris balica) đã có trên đảo Bali. Nòi hổ này bị săn bắn đến tuyệt chủng; con hổ Bali cuối cùng được cho là bị giết ở Sumbar Kima, tây Bali vào ngày 27 tháng 9, năm 1937; nó là một con hổ cái trưởng thành. Không có một con hổ Bali nào còn sống trong tình trạng nuôi nhốt. Hổ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo của đạo Hindu ở Bali.
Hổ Java (Panthera tigris sondaica) đã tồn tại trên đảo Java của Indonesia. Nòi này có lẽ đã tuyệt chủng từ những năm thập niên 1980, như là hậu quả của việc săn bắn và phá hủy môi trường sống, nhưng sự tuyệt chủng của chúng có thể diễn ra từ những năm 1950 trở đi (khi đó người ta cho rằng chỉ còn ít hơn 25 con trong tự nhiên). Con hổ cuối cùng được nhìn thấy năm 1979.
Hổ Caspi hay hổ Ba Tư (Panthera tigris virgata) đã tuyệt chủng từ những năm cuối thập niên 1960, với con cuối cùng được nhìn thấy vào năm 1968. Trước kia, chúng phân bố ở Afghanistan, Iran, Iraq, Pakistan, Liên Xô cũ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX trở về trước, hổ Việt Nam phân bố ở khắp các vùng rừng núi, thậm chí cả ở vùng trung du và hải đảo. Những nơi nổi tiếng có nhiều hổ là Ba Chẽ (Quảng Ninh), Quản Bạ (Hà Giang), Dốc Cun (Hòa Bình), Mường Nhé (Lai Châu), Ba Rền, U Bò, Trúc (Quảng Bình), Ba Tơ (Quảng Ngãi), Phú Yên, Khánh Hòa, KBang (Gia Lai), Sa Thầy (Kon Tum). Theo ghi nhận trong báo cáo của Chính phủ Việt Nam tại diễn đàn Hổ năm 2004, hổ Việt Nam chỉ còn ở 17 tỉnh và đang phải sinh sống trong các khu rừng bị chia cắt và xuống cấp nghiêm trọng. Hổ Việt Nam có tên khoa học là Panthera tigris corbettiihay gọi là hổ Đông dương, được tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) xếp vào loài rất nguy cấp (CR). Ước tính ở Việt Nam hiện nay có ít hơn 50 cá thể ngoài tự nhiên (CITES Việt Nam, 2010) và theo các chuyên gia bảo tồn nhận định đến năm 2015 phân loài hổ Đông dương có thể "biến mất" nhanh hơn bất kỳ một phân loài hổ nào khác.
Theo nghiên cứu trong những năm gần đây của các nhà khoa học Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cho thấy, tại khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh (Quảng Nam) vẫn có dấu vết chứng tỏ hổ còn tồn tại, nhưng khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn) thì không còn bất kỳ dấu vết gì của hổ. Hổ Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao vì nhiều nguyên nhân như khả năng thích nghi thấp với các sinh cảnh manh mún, quần thể nhỏ nên có ảnh hưởng lớn về di truyền cho các thế hệ sau do hiện tượng cận huyết. Hầu hết các khu bảo tồn có loài hổ sinh sống thường bị chia cắt và tàn phá nghiêm trọng, do đó việc phối giống giữa các quần thể hổ khác nhau ít khi xảy ra. Điều này dẫn đến suy thoái nguồn gen, không có lợi cho bảo tồn. Bên cạnh đó, tình trạng săn bắn hổ ngày càng gia tăng, nếu không có chính sách quản lý, bảo vệ và bảo tồn hổ hợp lý thì trong một ngày không xa số lượng hổ ít ỏi hiện nay ở một số khu rừng cũng sẽ không còn.
Để bảo tồn loài hổ khỏi nguy cơ tuyệt chủng, Việt Nam cũng đã có những hành động tích cực như nhân nuôi hổ ở Vườn thú Hà Nội từ năm 1976. Đây là nơi đầu tiên hổ được ghép đôi, sinh sản trong điều kiện nuôi. Đến nay hổ Đông Dương đã sinh sản được 4 lần và tổng số hổ có tại Vườn thú Hà Nội là 8 con. Mô hình nuôi hổ sinh sản ở Vườn thú Hà Nội được coi là một hình thức bảo tồn chuyển vị (exitu) hữu hiệu. Hơn nữa, với tư cách là nước thành viên chính thức của Công ước về Đa dạng sinh học từ năm 1994, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong các chương trình tuyên truyền về bảo tồn hổ như không buôn bán sử dụng các sản phẩm hổ tại các sân bay, bến bãi; thiết lập đường dây nóng thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước các thông tin về hổ; điều tra, rà soát lại các vùng có hổ,… Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chinh phủ cũng có nhiều sáng kiến khác và cùng chung sức xây dựng chiến lược lâu dài bảo tồn hổ của Việt Nam đến năm 2020.
Trong tương lai, chúng ta cần khôi phục lại sinh cảnh cho hổ tại các khu rừng đã được bảo vệ, đặc biệt là ưu tiên cho đầu tư nghiên cứu cơ bản để phát triển bảo tồn hổ bằng phối giống sinh sản, lưu trữ mẫu DNA gốc để phục hồi loài động vật quý hiếm này khi có điều kiện. Hy vọng rằng những hành động tích cực của Chính Phủ sẽ mang lại “sự sống” cho những con hổ cuối cùng ngoài thiên nhiên.
Theo nghiên cứu trong những năm gần đây của các nhà khoa học Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cho thấy, tại khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh (Quảng Nam) vẫn có dấu vết chứng tỏ hổ còn tồn tại, nhưng khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn) thì không còn bất kỳ dấu vết gì của hổ. Hổ Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao vì nhiều nguyên nhân như khả năng thích nghi thấp với các sinh cảnh manh mún, quần thể nhỏ nên có ảnh hưởng lớn về di truyền cho các thế hệ sau do hiện tượng cận huyết. Hầu hết các khu bảo tồn có loài hổ sinh sống thường bị chia cắt và tàn phá nghiêm trọng, do đó việc phối giống giữa các quần thể hổ khác nhau ít khi xảy ra. Điều này dẫn đến suy thoái nguồn gen, không có lợi cho bảo tồn. Bên cạnh đó, tình trạng săn bắn hổ ngày càng gia tăng, nếu không có chính sách quản lý, bảo vệ và bảo tồn hổ hợp lý thì trong một ngày không xa số lượng hổ ít ỏi hiện nay ở một số khu rừng cũng sẽ không còn.
Để bảo tồn loài hổ khỏi nguy cơ tuyệt chủng, Việt Nam cũng đã có những hành động tích cực như nhân nuôi hổ ở Vườn thú Hà Nội từ năm 1976. Đây là nơi đầu tiên hổ được ghép đôi, sinh sản trong điều kiện nuôi. Đến nay hổ Đông Dương đã sinh sản được 4 lần và tổng số hổ có tại Vườn thú Hà Nội là 8 con. Mô hình nuôi hổ sinh sản ở Vườn thú Hà Nội được coi là một hình thức bảo tồn chuyển vị (exitu) hữu hiệu. Hơn nữa, với tư cách là nước thành viên chính thức của Công ước về Đa dạng sinh học từ năm 1994, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong các chương trình tuyên truyền về bảo tồn hổ như không buôn bán sử dụng các sản phẩm hổ tại các sân bay, bến bãi; thiết lập đường dây nóng thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước các thông tin về hổ; điều tra, rà soát lại các vùng có hổ,… Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chinh phủ cũng có nhiều sáng kiến khác và cùng chung sức xây dựng chiến lược lâu dài bảo tồn hổ của Việt Nam đến năm 2020.
Trong tương lai, chúng ta cần khôi phục lại sinh cảnh cho hổ tại các khu rừng đã được bảo vệ, đặc biệt là ưu tiên cho đầu tư nghiên cứu cơ bản để phát triển bảo tồn hổ bằng phối giống sinh sản, lưu trữ mẫu DNA gốc để phục hồi loài động vật quý hiếm này khi có điều kiện. Hy vọng rằng những hành động tích cực của Chính Phủ sẽ mang lại “sự sống” cho những con hổ cuối cùng ngoài thiên nhiên.
Trả lời