Trăng dường như là một phần tất yếu của thi ca. Gõ tên bất kì nhà thơ nào bạn biết vào google, kèm với một từ liên quan đến trăng, chắc chắn bạn sẽ tìm được một bài thơ có ánh trăng trong đó. Trăng vốn dĩ từ lâu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi sĩ. Nhưng những bài thơ về trăng thường rất buồn. Có lẽ khi thấy trong lòng trống trải, người ta sẽ nhìn lên bóng trăng vằng vặc trên cao để thấy bớt cô đơn.
(Vườn thơ số: 09/2011 | Thực hiện: Thợ Vườn | Kịch bản: Rain | MC chính: Rain)
Các bài thơ được sử dụng trong chương trình:
Track 2: Trăng – Xuân Diệu – Trình bày: Bin
Track 3: Trăng vàng trăng ngọc- Hàn Mặc Tử – Trình bày: Cuội
Track 4: Tĩnh dạ tứ – Lý Bạch (lời chữ Hán và 2 bản dịch thơ) – Trình bày: Danko
Track 5: Đêm thu trông trăng và Muốn làm thằng Cuội – Tản Đà – Trình bày: Cua Xanh
Track 6: Ánh trăng – Nguyễn Duy – Trình bày: Happy
Track 7: Trăng khuyết – Phi Tuyết Ba – Trình bày: Bùi Thị Hoa
Làm
sao giải thoát được sự cô đơn, làm sao nói với nhiều hơn một người, tôi
tự hỏi mình câu hỏi đó khi bắt đầu tuổi mười tám trên một mảnh vườn
thênh thang vắng rợn bóng người. Những năm sau đó thật là dài, như vô
tận, với một đứa trẻ luôn cần sự sôi động.
Xuân
Diệu – ông hoàng thơ tình của nền thơ mới Việt Nam, một trái tim luôn
khát khao yêu đương đến nỗi không bao giờ thấy đủ, và theo một lẽ tất
nhiên, vì không thấy đủ nên luôn cô đơn. Ông cô đơn khi một mình, và cô
đơn ngay khi sát cạnh người yêu. Không điều gì khiến cái tôi của ông
thấy đỡ trống trải, và có lẽ đó mới là sự cô đơn đáng sợ nhất.
Người
ta đồn đại rằng, ánh trăng có tác động mãnh liệt lên những người mang
bệnh phong, ví như trong những đêm rằng, cơ thể trở nên đặc biệt bứt rứt
ngứa ngáy và đau đớn.
Tương
truyền, trong một lần đi thuyền trên sông trong đêm rằm, Lý Bạch uống
rượu say thấy ánh trăng in dưới mặt nước đẹp quá bèn nhảy xuống định vớt
trăng lên đem về rồi chết đuối. Có thể truyền thuyết đó là dân gian
thêu dệt, nhưng tình yêu tha thiết ông dành cho vầng trăng là có thật.
Khi
xa quê để ngao du sơn thủy như Lý Bạch, hay khi bị người đời hắt hủi vì
bệnh tật như Hàn Mặc Tử, người ta cô đơn. Ánh trăng vừa là bầu bạn, vừa
là một vẻ đẹp dịu dàng và bao dung để thi sĩ đắm mình vào. Nhưng cho dù
ở giữa thế gian, ở giữa con người, cũng chẳng vì thế mà thi sĩ Tản Đà
không bị sự cô đơn giằng xé. Đó là cái cô đơn của con người thấy mình
quá nhỏ bé giữa cuộc đời vô tận, vạn vật xoay vần theo quy luật của nó,
nghĩ đi nghĩ lại chán thấy bản thân chẳng có ai là tri kỉ trong vạn năm
kim cổ, rồi buồn, rồi cứ thế là buồn.
Track 06: Ánh trăng
"...Nếu
bạn là một người con của thành phố, rất có thể bạn sẽ bắt gặp mình
trong những câu thơ giản dị mà thấm thía của nhà thơ Nguyễn Duy, tác giả
của bài Tre Việt Nam nổi tiếng ..."
Ánh trăng khuyết và sự tiếc nuối của cô gái cho một tình yêu không viên
mãn. Nếu cô được ngỏ lời yêu vào đêm trăng tròn, liệu mối tình có trọn
vẹn? Đã là quy luật, có hợp thì có tan, trăng hết tròn lại khuyết, cô
gái chỉ biết tiếc nuối chứ không dám than thở. Sự cô đơn của cô đứng
trước vầng trăng thì rõ ràng quá rồi. Người yêu giờ không còn nữa, cho
dù tình đã từng nồng đượm, nhưng cô chẳng trách anh, chỉ trách vu vơ
vầng trăng vốn chẳng liên quan gì đến tình cảm nay tràn đầy mai xa cách
của con người.
Trả lời